Tên trò chơi: VẬT TAY
Thể Loại: Trò chơi dân gian.
Dân tộc/ Khu vực: Việt
Lịch sử:
– Vật tay không chỉ là trò chơi dân gian tại Việt Nam mà còn là trò chơi dân gian phổ biến ở Châu Á. Tại các quốc gia khác, vật tay được tổ chức thành cuộc thi ở quy lớn.
– Ở Việt Nam, vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán hoặc lễ hội, vật tay được tổ chức thành trò chơi nhỏ, mọi người cùng nhau tham gia.
Mục đích, ý nghĩa:
– Đây là một trò chơi giúp rèn luyện đôi tay và cơ tay.
– Rèn luyện khả năng tập trung trong quá trình chơi.
– Giúp các bé có khoảng thời gian thư giãn, giải trí.
Số lượng người chơi: 2 người trở lên (có thể chia thành các nhóm nhỏ để thi đấu với nhau). Có thể cho các bé chơi với nhau hoặc bé chơi với ông bà, bố mẹ,…
Chuẩn bị:
Dụng cụ chơi:
Một chiếc bàn, hoặc không gian bằng phẳng không gồ ghề và không có vật sắc nhọn trên (có thể dùng tấm lót đặt bên trên để đệm tay).
Không gian chơi:
Vật tay có thể tổ chức ở bất cứ nơi nào và ở bất cứ địa điểm nào như công viên, phòng học (thời gian nghỉ giải lao), sân trường, sân chơi,…
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
Luật chơi:
– Người chơi sẽ nắm lấy tay nhau
– Tay ai bị kéo xuống bàn sẽ thua và chịu hình phạt (Hình phạt do người quản trò hoặc các bé đề ra)
Cách chơi:
– Khi người quản trò hô hiệu lệnh “Bắt đầu”, 2 người chơi sẽ dùng lực để kéo đối phương về phía mình.
– Ai dùng lực mạnh hơn, khỏe hơn sẽ kéo được đối phương xuống bàn và giành chiến thắng. Sau đó bắt đầu chơi lại từ đầu.
Sưu tầm: Lương Thị Tuyết Nhi
Video minh họa: https://youtu.be/LyigEHjcYCs
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #dauvat; #dau-vat; #thuvientrochoi