Trò Chơi Vật Cổ Truyền

Trò Chơi Vật Cổ Truyền

 Đấu vật – nét đẹp cổ truyền trong văn hóa Việt Nam

Thể loại trò chơi: Trò chơi dân gian.

Mục đích, ý nghĩa trò chơi: 

  • Trò vật Mường được người Mường đưa vào chiến tích, chơi lại như một nghi thức, tín lễ tưởng nhớ ông Chưởng Tín, bà Triệu ân huấn luyện quân sĩ khi xưa.

 

Số lượng người chơi: 2 người 

Chuẩn bị chơi:

Địa hình: 

  • Những khu vực đất bằng phẳng, có thảm cỏ thì càng tốt hoặc trên các bãi cát.
  • Không chứa bất kỳ sỏi đá và không nhấp nhô để bảo đảm an toàn cho người chơi.

Dụng cụ sử dụng:  

Cách chơi, luật chơi:

  • Bước chuẩn bị còn gọi là bắt boóc (ôm vóc), đôi bên đối thủ bước tới giáp mặt, lưng thẳng, ngực cọ ghì sát vào nhau, hai tay đưa ra ôm bắt sau thắt lưng đối thủ theo nguyên tắc “tay trong, tay ngoài”. Cánh tay phải của đối thủ ôm xiết vào lưng, tay ôm bên ngoài, chuyển sang bên kia đổi ngược lại tay ta lại siết bên trong. Hai tay ôm xuôi ức tay đặt vào phần đai lưng đối thủ, tay nọ bắt chắc vào cổ tay kia. Yêu cầu bắt boóc lưng phải thẳng, lưng thẳng tự nhiên, không được lên gồng, hai bàn chân kề áp song song với chân đối thủ cũng theo nguyên tắc chân ngoài, chân trong.
  • Sau khi kiểm tra thấy hai bên không phạm luật bắt boóc, trọng tài lên tiếng hô cho hai đối thủ vào cuộc chơi. Lập tức hai bên siết mạnh cánh tay vào sườn hông đối thủ, chân đưa ra bằng vai, toàn thân xuống tấn, gồng mình, lên cơ lưng, đầu áp đẩy má đối phương và làm các thao tác để quật ngã đối thủ. Ai bị ngã xuống đất thậm chí có thể bị quật buông (tiếng Mường gọi là quay buông) xuống đất là thua.
  • Mỗi một trận vật Mường thường diễn ra từ 3 – 5 hiệp hay còn gọi là “keo”. Dân gian Mường có câu: “Ba keo mèo mở mắt”, ý lấy keo vật Mường ngầm nhắc nhở một ai đó cứ thử xem, chỉ ba keo là anh sẽ biết khả năng của tôi. Luật chơi mang tính quá bán, chơi ba keo ai được hai là thắng, chơi 5 keo người thắng cuộc phải thắng ít nhất ba keo. Có hai trường hợp như sau thì được coi là hoà nhau. Thứ nhất sau quá trình vật đấu căng thẳng, không bên nào quật ngã đối thủ đến mức cả hai cùng thấy mệt, cùng bàn thôi, keo đó coi như hoà, không ai thắng được ai. Thứ hai là cả hai cùng bị ngã xiên đổ lao nghiêng tay buông nhau ra hoặc ngã nghiêng rơi xuống đất không bị lấm lưng (người Mường gọi là “khấp điểng”), hai trường hợp này đều là hòa.
  • Luật chơi vật Mường đơn giản, cách chơi áp sát khó để nảy sinh các cơ hội xấu chơi, gian lận. Những đặc tính, sự quyết liệt trong giao đấu buộc đôi bên đối thủ phải chơi toàn tâm, hết mình, trổ hết các món nghề, dốc sức ra mới mong giành được chiến thắng. Các yếu tố đó đã triệt tiêu sự cay cú, bên thua tâm phục, khẩu phục bên thắng, bên thắng khiêm tốn, mềm mỏng tôn trọng bên thua. Đây cũng là một nét đặc sắc của trò vật Mường.

 

Sưu tầm: Minh Tuấn 

Video minh họa:

Thông tin bổ sung:

Nguồn tham khảo: Internet;

Hashtags: #thuvientrochoi #trochoidangian #trochoivatcotruyen #dantocmuong

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *