Trò chơi Thả Diều

Tên trò chơi: THẢ DIỀU

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam

Lịch sử:

– Thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Hoa cách đây 2800 năm. Chiếc diều đầu tiên được chế tạo từ Lỗ Ban với nguyên liệu được làm bằng gỗ. Đến thời nhà Hán, ngành giấy hình thành, diều giấy bắt đầu xuất hiện. Đến thời nhà Tống, diều được lưu truyền rộng rãi, phát triển và lân ra các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam.

– Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng thả diều từ lâu đã gắn bó với đời sống của người dân Việt. Thả diều trở thành một trong những trò chơi dân gian có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Mục đích, ý nghĩa:

– Thả diều giúp các bé có thời gian giải trí vui vẻ sau giờ học.

– Quá trình làm diều giúp các bé rèn luyện được tính kiên nhẫn, kiên trì, khéo léo,… hiểu được các nguyên tắc vật lý cơ bản như lực nâng, trạng thái cân bằng. Ngoài ra việc trang trí diều giúp các bé phát huy khả năng sáng tạo.

Số lượng người chơi: Thả diều thích hợp đối với mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em. Mỗi một cánh diều sẽ được điều khiển bởi một người chơi.

Chuẩn bị:

Dụng cụ chơi

– Cánh diều có thể mua ngoài quán hoặc tự làm cánh diều cho mình.

Dây thả diều nên chọn những loại dây dù, hạn chế chơi dây cước vì có thể làm các bé đứt tay.

Không gian chơi

– Cần chọn không gian rộng, thoáng mát để diều bay cao hơn, tránh tình trạng bị mắc vào ngọn cây, dây điện,… Không nên chơi ở khu vực tham gia giao thông. Nên chọn thả diều vào buổi chiều mát có nhiều gió, tránh thả vào lúc mưa gió, sấm chớp sẽ rất nguy hiểm.

Cách làm diều

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

– Chuẩn bị trước khi thả: Di chuyển diều đến vị trí thả diều đã được định sẵn, tiếp đến đưa diều ra gió. Lưu ý, hướng gió là hướng thổi từ phía đối diện với con diều trở lại. Cầm diều của bạn ở vị trí liên kết giữa các sợi dây diều.

– Bắt gió cho diều: Di chuyển đi bộ hoặc chạy khoảng 20m về phía trước. Lưu ý trong quá trình di chuyển cần chú ý quan sát để tránh những vật cản bên đường. Khi diều đã bắt được gió thì thả diều ra.

(1) Thả diều: Sau khi diều của bạn bắt được gió, hãy từ từ thả dây diều ra. Dây diều không nên quá căng hay quá chùng.

(2) Để điều chỉnh diều, dùng tay nắm sợi dây diều và giật lại. Điều này giúp cho diều bay cao hơn.

– Lưu ý quan sát việc thay đổi hướng gió và tốc độ gió. Nếu con diều của bạn chúc xuống, nghĩa là diều của bạn đang không đủ gió, hãy điều chỉnh dây và giật dây diều để làm cho nó ổn định lại.

– Thu diều: Cuộn dây diều lại để dần dần thu diều. Khi bạn cuộn dây, đi về phía diều của bạn cho đến khi nó hạ cánh an toàn trên mặt đất.

Mở rộng.

– Ngoài các loại diều thông thường, diều sáo là một nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Khi diều bay lên, sáo phát ra âm thanh như những bản nhạc du dương.

Sưu tầm: Nguyễn Hà Anh

Video minh họa:

Thông tin bổ sung:

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #thadieu; #tha-dieu; #thuvientrochoi

Related Posts

Trò Chơi Hứng Nước

Mục đích, ý nghĩa: Trò chơi giúp người chơi xây dựng đội nhóm thông qua các trò chơi vận động nhằm giúp những người tham gia hiểu…

 Lớp Học Mật Ngữ: CUỘC ĐUA SAO CHỔI

Thêm thông tin Chủ đề BGVN001 Xuất xứ Việt Nam Mã VT BGVN001 Trả góp 0% Không Thương hiệu BGVN Xuất xứ thương hiệu Việt Nam Tuổi…

Tổng Hợp 8 Trò Chơi Tuổi Thơ Của Thế Hệ 8x 9x

TỔNG HỢP 8 TRÒ CHƠI TUỔI THƠ CỦA THẾ HỆ 8X 9X 1. Bắn bi Là trò chơi giải trí an toàn cho trẻ em Rèn luyện…

Trò chơi Kéo Cưa Lừa Xẻ

Tên trò chơi: KÉO CƯA LỪA XẺ Thể Loại: Trò chơi dân gian. Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam Lịch sử: Kéo cưa lừa xẻ…

Trò chơi Chồng Đống Chồng Đe

Tên trò chơi: CHỒNG ĐỐNG CHỒNG ĐE Thể Loại: Trò chơi dân gian. Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam Mục đích, ý nghĩa: – “Chồng…

Trò Chơi Simon Says

Lịch sử: – Không có ghi chép nào cụ thể về nguồn gốc của trò simon says nên mọi người thường coi simon says là một trò…