RÚT GỖ
Tên trò chơi: RÚT GỖ
Thể Loại: Trò chơi dân gian.
Dân tộc/ Khu vực: Anh
Lịch sử:
– Được phát minh bởi Leslie Scott, một nữ thiết kế game người Anh (bà năm nay đã 62 tuổi) , trò chơi bắt đầu phổ biến ra thế giới từ năm 1980.
– Được lấy ý tưởng từ việc xây dựng 1 tòa tháp. Nên đây là trò chơi rất cần sự khéo léo và kiên nhẫn.
Mục đích, ý nghĩa: giải trí, vui vẻ.
Số lượng người chơi: Rút gỗ không giới hạn số lượng người chơi, thường sẽ chơi theo tốp 2, 4 người.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị dụng cụ chơi:
Bộ trò chơi rút gỗ gồm 48 thanh gỗ được xếp 3 thanh gỗ một hàng chồng lên nhau thành một tòa tháp thành các tầng, các tầng gỗ xen kẽ được xếp dọc và ngang.
Các phiên bản thông dụng:
– Rút gỗ Jenga số: Các thanh gỗ được đánh số ở đầu mỗi thanh.
– Rút gỗ Jenga màu: Các thanh gỗ được sơn thành nhiều màu khác nhau.
– Rút gỗ Jenga Uno: Các thanh gỗ được sơn và chơi theo luật của bài Uno.
– Rút gỗ Jenga tình yêu: Các thanh gỗ được đính kèm yêu cầu.
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
Cách chơi
– Tiếp theo lần lượt từng người sẽ thay nhau rút từng thanh gỗ nhưng không được làm đổ tháp và chồng tiếp lên tạo thành tòa nhà cao hơn. Ai làm đổ tòa tháp sẽ là người thua cuộc.
– Cách chơi rút gỗ thì có rất nhiều kiểu hay thậm chí bạn có thể tự sáng tạo ra mà không cần tuân theo bất kỳ qui tắc nào cả. Tuy nhiên, trong trò chơi rút gỗ thì chiến thuật chơi mới là điều quan trong: bạn rút số mấy, rút như thế nào mà không làm đổ tháp thì mới là quan trọng.
Luật rút gỗ số
– Rút theo chẵn, lẻ: Đối với cách chơi này, người chơi trước khi rút gỗ phải gieo xúc xắc, ai rút được số lẻ thì phải rút thanh gỗ đánh số lẻ, ai gieo được số chẵn thì phải rút thanh gỗ đánh số chẵn. Đây cũng là cách chơi đơn giản và phổ biến nhất. Số người chơi rút gỗ chẵn lẻ khoảng từ 2-4 người chơi.
– Rút theo chia tầng: Trong cách chơi này, việc rút gỗ cũng được xác định bằng việc gieo xúc xắc, tuy nhiên vị trí rút gỗ được chia làm 2 vùng khác nhau.
- Xúc xắc từ 1-3 điểm thì phải rút các thanh ở trên từ 1-27.
- Xúc xắc từ 4-6 điểm thì phải rút các thanh ở dưới từ 27-54.
Cách chơi này khá khó và dễ dẫn tới sự sụp đổ tòa tháp gỗ vì không còn được lựa chọn rút tùy ý nữa mà bị giới hạn. Chính vì vậy cách này ít người chơi hơn.
– Rút theo số điểm xúc xắc: Với cách chơi này, các thanh gỗ được rút phải tuân theo số chấm trên xúc xắc gieo được.
- 1 điểm: Rút thanh gỗ từ 1-10
- 2 điểm: Rút thanh gỗ từ 11-20
- 3 điểm: Rút thanh gỗ từ 21-30
- 4 điểm: Rút thanh gỗ từ 31-40
- 5 điểm: Rút thanh gỗ từ 41-50
- 6 điểm: Rút thanh gỗ từ 51-60
Luật rút gỗ uno
– Rút gỗ Uno hay Uno Stacko sẽ thêm phần thú vị hơn khi kết hợp với luật chơi của bài Uno. Thay vì rút gỗ thông thường thì trò chơi này phải rút theo mệnh lệnh của con bài Uno. Cách chơi cơ bản vẫn là rút một thanh từ tháp và đặt nó lên đỉnh tháp, nhưng sự khác biệt so với rút gỗ thường là bạn không phải muốn rút thanh nào cũng được. Mỗi thanh có một biểu tượng số và màu giống với những lá bài Uno, bạn phải rút một thanh cùng màu hoặc cùng số với thanh mà người trước đó đã rút, hoặc là một thanh Wild.
Ví dụ: Nếu người trước đó rút thanh 3 đỏ, thì người tiếp theo phải rút một thanh số 3 hoặc bất kỳ thanh đỏ nào.
– Các thanh đặc biệt:
- Thanh Wild màu tím: Bạn được quyền chọn một màu cho người tiếp theo rút.
- Thanh Draw Two: Bắt người tiếp theo rút hai thanh.
- Thanh Skip: Làm mất lượt người chơi.
- Thanh Reserve: Đổi chiều thứ tự chơi.
Luật chơi rút gỗ tình yêu
Ở cách chơi này, mỗi thanh gỗ đều có một yêu cầu riêng, người chơi lần lượt rút thanh gỗ mà mình thích rồi thực hiện yêu cầu trên thanh gỗ đó đề ra.
Luật chơi rút gỗ màu
Tương tự như các cách chơi rút gỗ khác, ở cách chơi này mỗi thanh gỗ sẽ có một màu riêng, người chơi lần lượt đổ xí ngầu màu, xí ngầu ra màu gì thì phải rút thanh gỗ có màu tương tự, sau đó xếp chồng lên trên cùng, người làm sập tháp gỗ là người thua cuộc.
- Mẹo nhỏ khi chơi rút gỗ: Để bạn có thể thắng ở trò chơi này đôi tay bạn cũng phải thật linh hoạt khéo léo và phải có con mắt nhìn tổng thể tòa tháp nữa, bạn phải rút thập khéo và quan trọng là để tòa tháp bị nghiêng bị lệch trong tâm bất kỳ ở điểm nào ở toàn bộ tòa tháp đếm số thanh để tòa tháp cân bằng sau đó quyết định rút thanh nào cho thật khéo léo như vậy sẽ giúp tòa tháp cực nhanh cân bằng lại và tránh đổ.
Sưu tầm: Kiều Khánh Ly
Video minh họa: https://www.youtube.com/watch?v=6JsmzNGBWGY
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #rutgo; #rut-go; #thuvientrochoi