Trò chơi Ô Ăn Quan

TRÒ CHƠI Ô ĂN QUAN

Tên trò chơi: Ô ĂN QUAN

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam

Mục đích, ý nghĩa: Rèn luyện tính kiên trì, tính toán và ghi nhớ.

Số lượng người chơi: Tùy thuộc vào mỗi phiên bản.

Chuẩn bị:

– Bàn chơi: bàn chơi ô ăn quan được vẽ trên một mặt phẳng, có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Ở 2 cạnh chiều rộng của hình chữ nhật, vẽ 2 ô hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn 2 ô hình bán nguyệt gọi là ô quan.

– Quân chơi: có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả… hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quân chơi quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi, phổ biến nhất là 50.

– Bố trí quân chơi: quan được đặt trong 2 ô hình bán nguyệt, mỗi ô 1 quân. Dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau.

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

LUẬT CHƠI:

Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân (cờ).

– Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược chiều xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

+ Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.

+Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ bị mất lượtsố quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này… Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm.

+Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.

* Ô ăn quan cho nhiều hơn hai người chơi

  • Bàn chơi ô ăn quan cho bốn người

Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp.

– Bàn chơi cho 3 người: có hình tam giác đều với 3 ô quan ở 3 đỉnh của tam giác, ở mỗi cạnh kẻ 5 ô vuông để làm ô dân. Người chơi ngồi ở phía cạnh tam giác có các ô dân thuộc quyền kiểm soát của mình.

– Bàn chơi cho 4 người: có hình vuông với 4 ô quan ở 4 góc vuông, các ô dân hình vuông kẻ ở 4 cạnh, mỗi cạnh 5 ô. Người chơi ngồi ở phía cạnh hình vuông có những ô dân thuộc quyền kiểm soát của mình.

Video minh họa: https://www.youtube.com/watch?v=sE8rkG1g92c

Thông tin bổ sung:

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #oanquan; #o-an-quan; #thuvientrochoi

Related Posts

Trò Chơi Hứng Nước

Mục đích, ý nghĩa: Trò chơi giúp người chơi xây dựng đội nhóm thông qua các trò chơi vận động nhằm giúp những người tham gia hiểu…

 Lớp Học Mật Ngữ: CUỘC ĐUA SAO CHỔI

Thêm thông tin Chủ đề BGVN001 Xuất xứ Việt Nam Mã VT BGVN001 Trả góp 0% Không Thương hiệu BGVN Xuất xứ thương hiệu Việt Nam Tuổi…

Tổng Hợp 8 Trò Chơi Tuổi Thơ Của Thế Hệ 8x 9x

TỔNG HỢP 8 TRÒ CHƠI TUỔI THƠ CỦA THẾ HỆ 8X 9X 1. Bắn bi Là trò chơi giải trí an toàn cho trẻ em Rèn luyện…

Trò chơi Kéo Cưa Lừa Xẻ

Tên trò chơi: KÉO CƯA LỪA XẺ Thể Loại: Trò chơi dân gian. Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam Lịch sử: Kéo cưa lừa xẻ…

Trò chơi Chồng Đống Chồng Đe

Tên trò chơi: CHỒNG ĐỐNG CHỒNG ĐE Thể Loại: Trò chơi dân gian. Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam Mục đích, ý nghĩa: – “Chồng…

Trò Chơi Simon Says

Lịch sử: – Không có ghi chép nào cụ thể về nguồn gốc của trò simon says nên mọi người thường coi simon says là một trò…