Trò chơi Nhảy Bàn Hoa

Trò chơi Nhảy Bàn Hoa

 NHẢY BÀN HOA

Trò chơi có nguồn gốc từ dân tộc Tày. Đây là trò chơi phổ biến, yêu thích của trẻ em người Tày, Nùng ở Lạng Sơn, thường được chơi vào dịp thu đông, tiết xuân, khi thười tiết mát lạnh.

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Mục đích, ý nghĩa: 

Nhảy bàn hoa là trò chơi dân gian giúp trẻ em rèn luyện sức khỏe vận động, sự khéo léo, khả năng giữ thăng bằng.

 

Số lượng người chơi: Một hoặc nhiều người chơi.

Chuẩn bị:

– Trẻ em ở độ tuổi thiếu niên, thường là nữ chơi nhiều hơn.

– Hai người hoặc chia thành đội. Nếu chia đội thì những người trong đội tiếp sức thay nhau.

– Que hoặc phấn, gạch non để vẽ bàn, viên cái (pan) thường được làm bằng miếng ngói vỡ (ngói âm dương), ghè đẽo thành hình tròn đường kính khoảng 4-5cm, đội dày vài ly.

– Bãi đất hoặc sân gạch bằng phẳng, sạch sẽ

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

– Dùng que, phấn hoặc gạch non vẽ Bàn hoa là một hình chữ nhật (diện tích khoảng 2mx3m), trong đó kẻ một đường dọc chia hình nhữ nhật làm hai phần bằng nhau, sau đó sẽ kẻ tiếp các dòng ngang chia hình chữ thật thành 12 ô, gồm 10 ô bàn nhảy (mỗi bên 5 ô), và hai ô quan ở trên đầu. Mỗi ô bàn nhảy rộng khoảng 35-40cm (hơn chiều dài hai bàn chân trẻ em/ người chơi), ô quan rộng bằng khoảng 3 ô nhảy. Đầu ô quan vẽ vòng tròn bán nguyệt đường kính khoảng 50-60cm làm “đích”, từ hai góc phía dưới bàn hoa kẻ hai đường vạch kéo dài chếch khoảng 450 sang bên gọi là đường “mức” (vạch chỉ giới).

Xác định lượt chời đầu tiên: Gieo cái để xác định người được đi trước, bằng cách người chơi đứng từ mép ô dưới cùng bàn hoa tung con cái vào vòng đích, ai gieo được cái vào sát tâm hơn thì người đó được quyền đi trước.

Bắt đầu chơi: Người chơi lần lượt gieo cái vào từng ô (theo thứ tự từ dưới lên), rồi từ phía bên đối diện nhảy lò cò (một chân) qua 5 ô lên đến ô quan được nghỉ, bước sang ô quan bên cạnh, rồi nhảy lò cò đi tiếp xuống đến ô có viên cái, dùng mũi chân thúc vào viên cái sao cho viên cái bật ra khỏi bàn thì được đi lượt tiếp theo. Cứ thế, gieo lấy cái được hết 5 ô bên này (lần lượt từ dưới lên)  thì chuyển sang 5 ô bên kia, lần lượt giao từ ô trên xuống.

– Đi qua đủ 10 ô, người chơi sẽ được gieo cái để lấy “nhà” bằng cách, đứng hoặc ngồi quay lưng về phía bàn hoa gieo viên cái qua đầu về sau, cái rơi trúng  vào ô nào thì được lấy ô đó làm “nhà” của mình, nếu cái rơi vào vòng đích thì muốn chọn lấy ô nào làm nhà cũng được, còn nếu cái rơi vào ô quan người chơi có quyền chọn ngăn lấy một góc ô quan. Lấy được “nhà” ở ô nào người chơi sẽ vẽ nhà (hình hoa 4 cánh) vào ô đó. Người lấy được “nhà” có quyền chiếm cả ô (thể hiện bằng hình vẽ chiếm hết cả ô) hoặc để chừa ra một khoảng trống làm lối đi cho bạn chơi (thể hiện bằng hình vẽ nhà chiếm ½ ô đó). Sau khi lấy được nhà, người chơi tiếp tục quay lại lượt đi từ đầu, tức gieo cái vào ô theo thứ tự (bỏ qua ô đã có “nhà”), nhảy lò cò, thúc cái… để lấy lượt đi tiếp theo.

– Những lượt đi tiếp theo , khi người chơi nhảy lò cò đến ô có “nhà” của mình thì sẽ được dừng chân nghỉ để đi tiếp, nếu gặp ô có “nhà” cảu người khác thì hoặc là phải nhảy lò cò vượt qua ô đó (nếu họ không để lối đi) hoặc chỉ được đi qua khoảng trống trong ô mà họ vạch ngăn cho làm lối đi.

– Sẽ bị coi là phạm quy và mất lượt đi nếu người chơi nhảy lò cò đi không giữ được thăng bằng để chân kia chạm đất; nhảy đến ô quan, ô có “nhà” của mình không nghỉ đúng động tác qui định (hai chân đứng chụm nhau) mà bước qua hoặc dẫm chân vào “nhà” người khác; gieo viên cái không trúng vào ô theo thứ tự lượt đi, viên cái chạm lên vạch, thúc mũi chân làm cái bật sang hai bên sườn, vượt ra ngoài vạch “mức” (vạch giới hạn), cái không bật ra khỏi bàn hoặc rơi vào “nhà” người khác.

– Cuộc chơi sẽ kết thúc khi tất cả các ô đều đã được lấy làm “nhà” và ai nhiều nhà hơn người đó thắng cuộc, hoặc trường hợp một người chơi lấy được 2-3 ô liền nhau làm nhà mà không mở lối đi cho bạn chơi tiếp khiến bạn chơi không thể nhảy lò cò vượt qua được cả dãy nhà của mỉnh mà chấp nhận chịu thua cuộc.

– Tùy theo thỏa thuận từ đầu, người thắng cuộc có quyền phạt người thua cuộc bằng cách nhảy ô lò cò 3,4,5 vòng đi qua tất cả các ô (12 ô).

Video minh họa: https://www.youtube.com/channel/UCkgnRv5iiEWdr_S072jGElQ

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #nhaybanhoa; #nhay-ban-hoa; #thuvientrochoi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *