Thể Loại trò chơi: Trò chơi dân gian.
Mục đích, ý nghĩa trò chơi: Tạo không khí sôi động, thu hút người xem hưởng ứng, tạo nên cái “chất” của lễ và hội. Lày cỏ dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân và mang bản sắc riêng không thể mất đi của người Tày, Nùng.
Số lượng người chơi: Không giới hạn, mỗi trận đấu gồm hai người chơi.
Chuẩn bị chơi:
Địa hình: Rộng rãi, thoáng mát, thường được tổ chức ngoài trời.
Dụng cụ sử dụng: Bàn, ghế ngồi chơi, bốn que đũa
Cách chơi, luật chơi:
– Trò chơi lày cỏ gần giống như trò oẳn tù tì, nhưng phức tạp hơn vì phải kết hợp miệng nói, tay xòe và suy nghĩ. Người chơi phải đoán xem đối phương đang xòe ra ngón tay như thế nào để đưa ra kết quả.
– Người chơi có thể xòe ra mấy ngón tay, tùy mình thích, miễn sao cộng các ngón tay hai người khớp lại, vừa đúng với số mà mình hô. Ai đoán đúng sẽ thắng.
– Hai bên nói kết quả đúng và trùng nhau thì hòa, gọi là “thồng sinh”. Mỗi hiệp đấu sẽ được tính là 4 điểm số bằng cách lấy bốn que đũa chia đều cho mỗi bên. Cứ người nào thua thì tự giác rút bớt một que và đưa cho người thắng. Rút hết bốn que là xong một hiệp, ai giành được hết 4 que đó là người thắng cuộc.
– Người giành được 4 que trong trận cuối cùng sẽ là người chiến thắng chung cuộc của trò chơi. Sự thắng thua của người chơi được thể hiện bằng sự thông minh, sự khéo léo trước đối thủ để phân chia thắng, bại.
– Nét độc đáo và đặc trưng riêng cũng được thể hiện trong cách chơi, người nào chơi lâu, nhuần nhuyễn thì cách đọc thường có “đuôi” cụ thể: số 2 hô là “nhì tảu”, số 4 là “slế hồng slế”, số 8 là “pát mả pát”… các tiếng hô lên tựa như một bản nhạc hay mà họ tự sáng tác ra, rất dân dã và gần gũi, tạo niềm vui cho chính họ và những người xung quanh.
Sưu tầm: Kim Chi
Video minh họa:
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet;
Hashtags: #thuvientrochoi #trochoilayco #trochoidangian #trochoidantoctay