TRÒ CHƠI LACROSSE (BÓNG VỢT)
Bóng vợt còn có tên gọi tiếng Anh là Lacrosse, đây là một môn thể thao chơi theo đồng đội, có tính đối kháng. Các cầu thủ sẽ sử dụng một vợt lưới được thiết kế đặc biệt để có thể đón bóng, đồng thời cũng có thể tung bóng đi vào khung thành của đối thủ. Ban đầu đây chỉ được xem là một trò chơi giải trí của các vùng dân cư thưa thớt, nhưng sau này vì sự đặc sắc của nó mà các chuyên gia thể thao đã nghiên cứu, phát triển để rồi đưa nó vào các thế vận hội, giải đấu lớn với các luật lệ và quy định có hệ thống, minh bạch, công bằng.
Lịch sử hình thành– “Bóng vợt” được cho là đã từng được chơi một cách đơn giản bởi những người Mỹ bản địa cách đây khoảng 1100 năm. Cho đến thế kỷ thứ 17 thì trò chơi này được công nhận và được ghi lại vào trong sử sách bởi các linh mục truyền giáo trên lãnh thổ Canada.- Quy mô “truyền thống” của môn này khá hoành tráng với khoảng 100 cầu thủ của mỗi đội có mặt trên sân đấu cùng lúc, và thời gian của một trận đấu thường kéo dài đến 3 ngày. Ngày trước thì đây được coi là một nghi lễ, được thực hiện nhằm tạ ơn thần linh và Đấng tạo hóa vì đã phù hợp cho con người một cuộc sống thái hòa.- Trò chơi sau đó được một nhà truyền giáo người Pháp “đặt tên” là “crosse” – tức là “cây gậy” trong tiếng Pháp. Đến năm 1757 thì trò chơi này được James Smith mô tả chi tiết hơn, khi ông còn nhắc đến quả bóng gỗ.- Và mãi đến năm 1856 thì một nha sĩ người Canada – William George Beers thành lập một câu lạc bộ bóng vợt. Năm 1860 ông đã hệ thống trò chơi lại bằng cách giảm số người và giảm thời gian thi đấu lại. Trận đấu đầu tiên theo luật của Beers được diễn ra tại trường Cao đẳng Canada năm 1867.- Năm 1900, tại nhiều nước như Canada, Mỹ, Anh, Úc và New Zealand đã có rất nhiều câu lạc bộ bóng vợt nổi lên. Và trận đấu dành cho đội bóng nữ được tổ chức lần đầu vào năm 1890 ở Scotland.- Vào tháng 8 năm 2008, cơ quan quản lý quốc tế của bóng vợt nam là Liên đoàn Lacrosse Quốc tế, đã hợp nhất với nữ, Liên đoàn Quốc tế của các Hiệp hội Lacrosse của Phụ nữ, để thành lập Liên đoàn Lacrosse Quốc tế (FIL). FIL đổi tên thành World Lacrosse vào tháng 5 năm 2019, hiện nay đã có 62 quốc gia thành viên. Cơ quan quản lý quốc tế, Fédération Internationale d’Inter-Crosse, tổ chức Giải vô địch Intercross thế giới hai năm một lần.
Luật chơi– Các cầu thủ tham gia trận đấu sẽ dùng một cây vợt để chuyền, bắt và đẩy bóng vào khung thành của đối thủ. Môn thể thao này tùy vào điều kiện của sân bãi và các loại gậy để phân chia thành các thể thức nhỏ, có các đặc điểm khác nhau: Bóng vợt sân cỏ, Bóng vợt sân nhỏ – được chơi ở sàn đấu trong nhà, bóng vợt nữ và Intercrosse với chất liệu của vợt và bóng có sự thay đổi, khác với bóng và vợt truyền thống.- Đối với bóng sân cỏ và bóng vợt sân nhỏ trong nhà, sự va chạm và tiếp xúc giữa các cầu thủ là rất lớn nên bắt buộc khi tham gia thi dấu thì các cầu thủ phải được trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ như: mũ bảo hiểm, găng tay, miếng đệm vai và miếng đệm khủy tay. – Riêng đối với thể thức dành cho các cầu thủ nữ thì sẽ không chấp nhận sự va chạm giữa các cầu thủ, nhưng được phép va chạm vợt.- Một trong những trang bị quan trọng nhất dành cho các nữ cầu thủ là phần kính che mắt. Riêng thủ môn thì sẽ được đội mũ bảo hiểm, đeo miếng bảo vệ. – Còn đối với thì tất cả các cầu thủ, dù nam hay nữ, đều không chấp nhận bất cứ va chạm, tiếp xúc nào. Gậy và bóng ở thể thức này cũng được làm từ nhựa và mềm hơn.
Môn bóng vợt được tổ chức cho cả nam và nữ thi đấu
Cách thức chơi khác – Vợt bóng bàn sân cỏĐối với thể thức này thì mỗi đội bóng sẽ có 10 cầu thủ, 3 cầu thủ tấn công, 3 tiền vệ, 3 hậu vệ và 1 thủ môn. Mỗi cầu thủ tấn công và tiền vệ sẽ có một vợt đánh bóng có chiều dài từ 100 đến 110cm. Và chỉ có 4 trong số các cầu thủ của một đội được phép mang vợt dài 130 đến 180cm – loại vợt này dùng cho hậu vệ với mục đích phòng ngự, đôi khi tùy trường hợp mà cầu thủ tiền vệ cũng được sử dụng loại vợt này.Riêng thủ môn thì sẽ được dùng vợt có đầu rộng 30cm và chiều dài là từ 100 đến 180cm, đồng thời cũng sẽ có một số đặc quyền riêng khi hoạt động trong khu vực khung thành để bảo vệ lưới nhà.Mỗi đội cần phải có 4 cầu thủ hoạt động trong khu vực phòng thủ, 3 cầu thủ ở khu vực tấn công và 3 cầu thủ trung vệ chơi ở cả hai khu vực. Các cầu thủ không hoạt động đúng khu vực cũng sẽ bị tính là lỗi và có thể sẽ bị trừ điểm.Một trận bóng vợt sân cỏ thường dài 60 phút và được chia thành 4 hiệp, mỗi hiệp 15 phút. Trước khi còi hiệu bắt đầu vang lên thì hai cầu thủ tấn công sẽ đứng đối diện, đặt vợt ở vị trí bóng, có tiếng còi thì sẽ cố gắng giành bóng và đưa về khu vực tấn công của đội mình và tìm cách ghi bàn.Khi một đội đánh bóng ra ngoài biên thì đội còn lại sẽ được điểm, bóng cũng thuộc về đội còn lại ở lượt chơi tiếp theo, trừ trường hợp bóng vào khung thành thì đội ghi bàn là đội có điểm. Trong khi thi đấu thì các đội có quyền được thay người mà không cần có lý do gì. Các lỗi trong bóng vợt sân cỏ gồm có lỗi cá nhân và lỗi kỹ thuật. Lỗi kỹ thuật là các lỗi như bóng ra ngoài biên, đẩy hoặc giữ bóng quá 30 giây mà không chuyền. Còn các lỗi cá nhân phổ biến như cross-checking, chém, cố ý va chạm vào các cầu thủ khác mà có thể dẫn đến nguy hiểm cho người chơi khác. Trong đó cross-checking là đánh vào giữa hay tay của đối thủ, hoặc chém là đánh người chơi bằng đầu vợt. Khi bị phạt lỗi này thì các cầu thủ phải ngừng chơi từ 1 phút cho đến bị buộc rời sân.
Các lỗi trong bóng vợt sân cỏ gồm có lỗi cá nhân và lỗi kỹ thuật
– Vợt bóng trong nhàĐối với bóng vợt sân nhỏ trong nhà thì chỉ có 5 thành viên và 1 thủ môn ở mỗi đội. Sân thi đấu thường được “tận dụng” từ sân chơi khúc côn cầu.Khi chơi ở sân trong nhà thì thủ môn cũng được trang bị kỹ hơn về phần trang phục bảo hộ, do diện tích thu nhỏ thì có nhiều khả năng xảy ra va chạm hơn. Mặt nạ của thủ môn cũng được dùng giống như mặt nạ của thủ môn trong khúc côn cầu.Bóng vợt trong nhà diễn ra với thời gian khá nhanh, bắt đầu bằng việc có âm thanh báo hiệu trận đấu bắt đầu, thì trong vòng 30 giây đầu tiên các cầu thủ phải đưa được bóng vào lưới của đối phương. Khi thi đấu trong nhà thì các đội chơi cũng được quyền đổi người lúc nào cũng được. Đối với các hành vi phạm lỗi trong khi thi đầu thì các cầu thủ sẽ phải thực hiện phạt đền mà không cần đến sự có mặt của cầu thủ phạm lỗi. Các hình phạt có thể khiến cầu thủ ngừng chơi trong 2 phút, lỗi nghiêm trọng thì 5 phút và lỗi đặc biệt nghiêm trọng thì rời sân.
– Vợt bóng dành cho nữCác quy tắc của lacrosse của phụ nữ khác biệt đáng kể so với lacrosse của nam giới, đáng chú ý nhất là bởi thiết bị và mức độ tiếp xúc cơ thể cho phép. Luật chơi bóng chuyền nữ cũng có sự khác biệt đáng kể giữa Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia khác, những nước thi đấu theo quy tắc của Liên đoàn bóng chuyền quốc tế (FIL), theo đó thì thiết bị bảo vệ duy nhất được đeo là miếng bảo vệ miệng và miếng bảo vệ mắt.Trò chơi lacrosse dành cho phụ nữ hiện đại đầu tiên được tổ chức tại Trường St Leonards ở Scotland vào năm 1890. Và đội bóng chuyền nữ đầu tiên ở Hoa Kỳ được thành lập tại Trường Bryn Mawr ở Baltimore, Maryland vào năm 1926.Số lượng cầu thủ trên sân thi đấu khác với bóng vợt nam, có tất cả 12 cầu thủ trên sân cùng lúc. Có 3 khu vực trên sân được quy định chỉ dành riêng cho lacrosse nữ gồm phần “quạt” 8 mét phía trước khung thành, quạt 11m hoặc 12 mét và hình tròn ở giữa sân – thường được sử dụng cho các trận hòa bắt đầu hiệp và sau các bàn thắng.Các hậu vệ không được đứng bên trong phần quạt 8 mét quá 3 giây, tương tự như quy tắc 3 giây của bóng rổ. Nếu cầu thủ của một đội vi phạm thì đội đối phương sẽ được hưởng một cú đánh bóng phạt.
Thiết bị bảo vệ duy nhất cho các trận thi đấu bóng vợt nữ là miếng bảo vệ miệng và miếng bảo vệ mắt.
– Bóng vợt IntercrosseIntercrosse, hoặc lacrosse thanh mềm, là một dạng lacrosse không tiếp xúc với một bộ quy tắc tiêu chuẩn sử dụng thiết bị lacrosse đã được sửa đổi. Gậy intercrosse khác với gậy lacrosse thông thường, phần đầu được làm hoàn toàn bằng nhựa thay vì da hoặc túi nilon ở gậy lacrosse truyền thống. Quả bóng lớn hơn, mềm hơn và rỗng, không giống như quả bóng lacrosse thông thường được làm từ cao su đặc và thông thường thì mỗi đội bóng sẽ chỉ có 5 người mỗi đội.Thể thức này được ưa chuộng tại các nước như Quebec, Canada, cũng như ở nhiều nước châu Âu, đặc biệt là ở Cộng hòa Séc. Được áp dụng cho chơi trong nhà hoặc ở ngoài sân cỏ, thường được các trường học dùng làm môn giáo dục thể chất.
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #bongvot; #thuvientrochoi