Trò Chơi Kendama là món đồ chơi truyền thống rất lâu đời của Nhật Bản. Qua nhiều thập kỉ trò chơi không chỉ nổi tiếng tại đất nước mặt trời mọc mà còn nổi tiếng trên khắp thế giới.
Trò chơi “Kendama”
Trò chơi dân gian.
Nhật bản
Kendama giúp rèn luyện tính kiên trì, sự tập trung; phát triển khả năng phối hợp tay và mắt, sự cân bằng, phản xạ cũng như sự dẻo dai của tay, chân, và cả cơ thể. Người lớn cũng thường xuyên dùng Kendama để giải trí giảm stress và cải thiện trí óc đặc biệt trong những việc làm tại Nhật thuộc vào loại căng thẳng nhất như kỹ sư IT, nhân viên kinh doanh.
Chuẩn bị chơi
Người chơi:Kendama không giới hạn người chơi (thông thường 01 người sẽ có một Kendama hoặc các người chơi có thể luận phiên nhau chơi 1 Kendama)
Dụng cụ chơi: Kendama
Không gian chơi:Tốt nhất nên chơi trong mát, trong nhà, sân vườn, không gian thoải mái.
Kỹ thuật:
Về tay cầm:
Không có quy định hay giới hạn nào cho tay cầm, tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số kiểu dưới đây của các Kendama chơi lâu năm.
Về thế đứng
Thế đứng là xuất phát điểm quan trọng, chỉ khi đứng tư thế phù hợp mới có thể chơi được Kedama. Có 2 thế đứng cơ bản khi chơi Kendama Nhật Bản:
+ Thế đứng thẳng: Cầm cây gậy trê tay, thả quả bóng treo lơ lửng phía dưới.
+ Thế đứng góc: Một tay giữ quả bóng, một tay cầm gậy giữ góc 45 độ.
Kỹ thuật chơi Kedama cơ bản
Cấu tạo của Kedama đơn giản, thể lệ chơi cũng không hề phức tạp nhưng để có thể chơi được bộ môn này người ta có tới hàng ngàn kỹ thuật áp dụng. Việc có thể phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và mắt để bóng đạt độ cao, tốc độ, góc độ và đi đúng hướng là không hề đơn giản.
Cách chơi. luật chơi
Dưới đây là một số kỹ thuật cơ bản cho người mới chơi tham khảo:
– Ozara (Tách to), chuzara (Tách trung) và kozara (tách nhỏ): 3 kỹ thuật cơ bản nhất dành cho người mới học
Nếu bạn muốn biểu diễn bất cứ sự chuyển động nào, hãy bắt đầu với thế đứng thẳng. Tức là tay bạn cầm cây gậy, còn trái banh treo phía dưới cây gậy thả lỏng. Sau đó nhanh chóng giật trái banh lên không trung và hứng nó vào cái tách một cách chuẩn xác. Hãy chắc rằng đầu gối bạn trùng xuống khi hứng banh và cố gắng bắt được trái banh như thể nó là một quả trứng vậy. Động tác này sẽ giúp giảm độ nẩy của banh khi va chạm vào đĩa (tách).
– Tomeken (pull up in)
Để biễu diễn tomeken (pull up in), ta bắt đầu với quả banh treo ở dưới sợi dây, nhưng lần này chúng ta phải xiên cái lỗ của quả banh vào đầu nhọn của cây gậy. Đây là một động tác rất khó, đặc biệt là khi mới chơi.
– Hikoki (Máy bay)
+ Đối với kỹ thuật này, thay vì bạn giữ cây gậy, bạn sẽ giữ trái banh. Đây được gọi là kỹ thuật máy bay. Khi giật cây gậy sẽ bay lên như một chi máy bay và bạn phải khéo léo làm cho nó chúc đầu xuống cắm chí xác vào lổ trên trái banh trong tay bạn.
+ Sử dụng thế đứng góc và đung đưa cây gậy phía trước mặt bạn. Khi nó quay trở lại, ta chụp đầu nhọn của gậy vào lỗ ở trên trái banh. Điều bí mật để biểu diễn trò này là bạn phải giữ đầu gối của mình thật linh động và cố gắng chụp cây gậy thật nhẹ nhàng.
– Kỹ thuật “Vòng quanh Nhật Bản”
Để biểu diễn kỹ thuật “vòng quanh Nhật Bản”, bạn sử dụng cách cầm đầu nhọn (đã hướng dẫn ở trên) và để quả banh đung đưa dưới cây gậy. Sau đó quăng trái banh lên và chụp nó bằng kozara. Tiếp đến, quăng nó từ kozara và chụp nó ở ozara. Cuối cùng, quăng nó từ ozara và chụp nó ở điểm nhọn của cây gậy. Chúng ta có thể biểu diễn kozara trước hay ozara trước đều được.
Video minh họa:https://www.youtube.com/watch?v=iFiiXkonsXY&t=17s
Sưu tầm: Lương Thị Tuyết Nhi
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #kendama #thuvientrochoi