Trò chơi Kakoage

Trò chơi Kakoage

Takoage- chơi thả diều ở Nhật - JAPO - Cổng thông tin Nhật Bản

Tên trò chơi: Trò chơi Kakoage

Thể Loại trò chơi: Trò chơi dân gian, trò chơi dân gian Châu Á

Mục đích, ý nghĩa trò chơi: – Từ thời Edo, thả diều đã được phổ biến rộng rãi, và người ta thường thả diều chúc mừng sinh nhật các bé trai. Người Nhật cho rằng, con diều càng bay cao thì ước nguyện sẽ thành sự thật, em bé sẽ càng khôn lớn mạnh khỏe.

– Dùng để cầu nguyện cho đứa bé trưởng thành và tương lai hạnh phúc nhưng bây giờ nó được coi là một trong những hoạt động của Tết. 

Lịch sử :– Diều được sáng tạo ra cách đây khoảng 2.000 năm ở Trung Quốc. Diều lần đầu tiên được du nhập vào Nhật Bản vào thời Heian (năm 794 – 1185), khi chúng được biết đến như “paper hawks” (những con diều hâu giấy) giống như ở Trung Quốc

– Tako phát triển hưng Thịnh nhất là vào thời Edo. Khi đó chúng xuất hiện dưới nhiều dạng, gồm diều 4 cạnh và 6 cạnh, những hình vẽ trên diều thường là những hình vẽ và hoa văn truyền thống.
– Vào thời Heian, diều chủ yếu được dùng để trao đổi những lời nhắn gửi. Người ta vẫn cho rằng diều được sử dụng để trao đổi tin tức băng qua các hào luỹ và vào trong các thành trì. Trong 1.000 năm lịch sử ở Nhật Bản, diều đã trải qua những bước phát triển tuyệt vời, chủ yếu là vì Nhật Bản có những vật liệu chất lượng cao như giấy, tre và dây để thả diều. Việc làm diều trở nên phổ biến, trên khắp nước Nhật người dân đã sáng tạo ra nhiều kiểu diều khác nhau. Song thời hoàng kim thực sự của diều là triều đại Edo (1603 – 1868).

Số lượng người chơi: 

  • Cần 4 người trở lên và thường dành cho người trưởng thành( diều to )
  • Trẻ em ( diều nhỏ )

Chuẩn bị chơi:

Địa hình: Vùng núi có địa hình bằng phẳng, sân trường, vườn.

Dụng cụ sử dụng:– Diều và dây để buộc vào diều.
– Diều được làm bằng giấy và có nhiều họa tiết, được cố định bằng khung gỗ.

Cách chơi, luật chơi:

– Mang diều tới nơi rộng rãi, thoáng mát quan trọng là phải có gió. Buộc dây vào diều để diều không bị bay mất. Bắt đầu nên để diều theo hướng gió để diều hứng được gió và bay lên trên trời, khi đạt độ cao nhất định nên cố định dây và để diều bay tự do. Khi muốn hạ diều cứ cuộn dây lại và để diều xuống từ từ. Đối với những chiếc diều to phải cần sức của những người lớn mới kéo xuống được.

 

Sưu tầm: Phạm Minh Tuấn

Video minh họa:

Thông tin bổ sung:

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #thuvientrochoi; #trochoikakoage

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *