Trò chơi Gánh Lúa Qua Cầu

Trò chơi Gánh Lúa Qua Cầu

GÁNH LÚA QUA CẦU 

Tên trò chơi: GÁNH LÚA QUA CẦU

Trò chơi dân gian ‘Gánh lúa qua cầu” được biết đến với các tên gọi các phiên bản khácnhư: Gánh quả về làng, Gánh khoai qua cầu, Qua cầu gánh quả/lúa,…

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam

Mục đích, ý nghĩa:

– “Gánh lúa qua cầu” rèn luyện cho chúng ta kỹ năng vận động cơ bản, sự bền bỉ, khéo léo, phát triển định hướng không gian, tăng tinh thần đồng đội và hiểu thêm lịch sử nước nhà, biết ơn những sự hy sinh trong quá khứ.

Lịch sử

– Trò chơi “Gánh lúa qua cầu” khiến chúng ta nhớ về thời đội bom chiến tranh. Thời ấy lànhững chiếc gánh đầy lúa, đầy hoa của các bà các mẹ các chị tham gia sản xuất. Là những chiếc gánh vận chuyển lương thực cho các chiến sĩ nơi xa. Là chiếc gánh cơm nắm dưa cà,… đi sơ tán vì bom đạn. Chiếc quang gánh gắn bó với nhiều thời kỳ, nhiều kỉ niệm, trở thành nhiều ký ức khác nhau trong mỗi con người.

Số lượng người chơi: Trò chơi này không giới hạn người chơi, càng đông càng vui.

Chuẩn bị:

Không gian chơi: Nền đất trống, khoảng cách đủ rộng – đủ dài để thực hiện thử thách.

Dụng cụ chơi

– Lúa: có thể là lúa thật, có thể là các vật tượng trưng như: bó rơm, lúa mô hình, hoặc có thể thay thế bằng các đồ vật khác như rau, quả, …

– Quang gánh + đòn gánh: dụng cụ chứa lúa để vận chuyển. Hoặc có thể đổi thành thúng/ rổ/ giỏ để đội lúa trên đầu.

– Cầu: có thể làm cầu khỉ đơn giản hoặc các tấm gỗ/chiếc ghế ghép lại tạo thành mô hình chiếc cầu.

– Thúng/ rổ/ hộp/ giỏ lớn đựng lúa cho mỗi đội chơi.

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

Kỹ thuật

– Kỹ thuật gánh: đặt đòn gánh cân bằng trên vai, hai quang gánh để lượng lúa cân đối.

– Kỹ thuật di chuyển: giữ thăng bằng là kỹ thuật quan trọng nhất trong trò chơi này để đưa được lúa qua cầu mà không bị rớt lúa cũng như đảm bảo an toàn cho người chơi.

Cách chơi

– Người chơi chia thành các đội bằng nhau.

– Khi quản trò đưa ra tín hiệu xuất phát, lần lượt từng thành viên trong mỗi đội sẽ đặt lúa vào quang gánh và khéo léo giữ thăng bằng đi nhanh qua cầu mang lúa về cho đội mình rồi chuyền gánh cho đồng đội kế tiếp. (Lượng lúa đặt trong quang gánh có thể linh động điều chỉnh về số lượng, ví dụ: chia thành các phần bằng nhau, số lượng tương ứng sức người chơi,…)

– Trò chơi diễn ra lần lượt như thế cho đến khi quản trò thông báo hết thời gian.

Luật chơi: Khi gánh lúa, trên đường đi nếu rớt lúa sẽ không tính. Nếu hết thời gian quy định, đội nào mang được nhiều lúa về cho đội mình hơn thì sẽ dành chiến thắng.

Cách chơi mới, sáng tạo mới:

+ Thêm chướng ngại vật: thay vì chỉ đi qua một chiếc cầu, chúng ta có thể tạo ra các mô hình quả núi, hoặc các đoạn đường ziczac để tăng độ khó cũng như tính hấp dẫn cho trò chơi.

+ Thêm số lượng vật phẩm: đồ vật trong quang gánh sẽ được yêu cầu tăng lên về số lượng, ví dụ như cần lấy đủ 5 loại quả theo màu sắc hoặc cần lấy tối thiểu một khối lượng nào đó trong mỗi lần vận chuyển.

Video minh họa: https://bitly.com.vn/cd7rmu

Sưu tầm: Vũ Thị Nhật Lệ

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #ganhluaquacau; #ganh-lua-qua-cau; #thuvientrochoi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *