TRÒ CHƠI ĐỒNG HỒ CÁT
Tên trò chơi: TRÒ CHƠI ĐỒNG HỒ CÁT
Thể Loại: Trò chơi dân gian
Lịch sử
- Sự ra đời của đồng hồ cát:
Người ta suy đoán rằng vào thế kỷ thứ 12, cùng lúc với sự ra đời của la bàn, đồng hồ cát được phát minh như một công cụ để điều hướng biển vào ban đêm (vào ban ngày, các thủy thủ có thể ước tính thời gian dựa trên chiều cao của mặt trời). Phát hiện này được đưa ra với bằng chứng xác định sớm hơn thế kỷ 14. Truyện ngụ ngôn về tranh tường ở Ambolonzetti xuất hiện cùng thời với đồng hồ cát, xuất hiện trong danh sách các cửa hàng tàu. Kỷ lục sớm nhất về sự tồn tại của chiếc đồng hồ cát này là biên lai bán hàng của nhân viên văn học Thomas Stetesham trên con tàu tiếng Anh “La Giorgio” năm 1345.
Từ thế kỷ 15, đồng hồ cát đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong nhà thờ, trong các ngành công nghiệp và nấu ăn. Trong chuyến hành trình của Magellan trên khắp thế giới, mỗi chiếc tàu của anh duy trì 18 chiếc đồng hồ cát. Trong giấy tờ của con tàu, đồng hồ cát được chạy để cung cấp thời gian trong chuyến hình trình phiêu lưu trên biển cả.
- Sự ra đời của trò chơi “Đồng hồ cát”:
Trò chơi không biết được bắt nguồn từ đâu, do ai sáng tạo ra. Tuy nhiên, nó giúp cho những đứa trẻ làm quen với đồng hồ cát, giúp tăng tư duy sáng tạo và khả năng nhận biết.
Mục đích, ý nghĩa:
– Chiếc đồng cát tượng trưng cho thời gian, nên thông qua trò chơi, các bé sẽ biết trân trọng mỗi phút giây trôi qua bằng cách chơi – học hết mình.
– Dạy bé cách đo thời gian bằng đồng hồ cát và so sánh thời gian để thực hiện các vận động, các thao tác khác nhau.
Số lượng người chơi: Trò chơi dành cho tất cả mọi người, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, chỉ những đứa nhỏ từ 4-5 tuổi trở lên mới nên chơi.
Chuẩn bị:
Dụng cụ chơi:
2 chai nước suối nhựa có nắp, băng keo, phễu, và cát khô.
Không gian chơi:
Tại một sân cát rộng, hoặc một khu đất trống có chứa cát khô.
Vai trò của người lớn:
Đàm thoại với trẻ về cách làm đồng hồ cát từ nhiều nguyên vật liệu.
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
– Đầu tiên, mọi người tự xúc và ray để sàn lọc các loại cát thô và mịn. Khi làm đồng hồ cát, chỉ đuợc dùng cát khô và mịn nên thông qua trò chơi này người chơi, đặc biệt là trẻ nhỏ, học được các tính chất vật lí là phân biệt và nhận dạng cát ướt, cát khô, trẻ cũng dần hiểu các kiến thức về sự đo lường khi đổ bao nhiêu cát vào chai và mất bao nhiêu thời gian để cát chảy hết qua chai còn lại. Trẻ sẽ tò mò và tìm hiểu lí do tại sao khi cho cát vào bên chai này lại chảy được qua chai bên kia.
– Sau đó, dùng băng keo dán dính 2 nắp chai nước suối lại. Đục lỗ nhỏ xuyên qua 2 nắp chai này (cô có thể thực hiện trước giúp trẻ). Dùng phễu để đổ cát vào từng chai. Vặn kín lại. Có thể cho lượng cát tùy ý vào chai. Cát sẽ chảy từ bình này sang bình kia qua lỗ của 2 nắp chai.
Lưu ý:
Chơi với cát tuy có rất nhiều lợi ích, song nếu không cẩn thận sẽ gây ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ. Vì vậy, trước khi bắt đầu chơi nên hướng dẫn trẻ rất kỹ, sau phần hướng dẫn người lớn cần bắt tay thực hiện trước để trẻ cùng xem và làm theo. Tuy rất hào hứng nhưng trẻ cũng cần tập trung lắng nghe và nhìn theo từng bước làm, được sự cho phép của người lớn, các con mới bắt đầu thực hiện.
Ngoài ra:
Chúng ta cũng có thể làm đồng hồ cát từ những vật liệu khác như dùng cát màu, dùng chai thuỷ tinh, cốc nhựa thay cho chai nhựa, hay dùng nước làm đồng hồ nước,…
Video minh họa:
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #donghocat; #dong-ho-cat ; #thuvientrochoi