TRÒ CHƠI ĐÁNH KOL
Trò chơi “đánh Kol” xuất phát từ tộc người Khmer từ lâu đời. “Đánh Kol” được ưa thích ở lứa tuổi thanh niên và thường được diễn ra trong các dịp lễ hội khi mà tập trung được đông đảo số lượng người tham gia.
Tên trò chơi:
Trò chơi “đánh Kol”, “Lênh Vay Con Khleng”
Thể Loại trò chơi:
Trò chơi dân gian.
Dân tộc/ Khu vực chơi:
Khmer – Việt Nam
Mục đích, ý nghĩa trò chơi:
– Là một trò chơi dân gian hấp dẫn, có từ rất xa xưa của người dân tộc Khmer.
– Giúp ngươi chơi rèn luyện tính tập thể, đồng đội, phát huy tinh thần đoàn kết.
– Nó còn giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, thao tác nhanh nhẹn, linh hoạt, khả năng phán đoán.
Số lượng người chơi:
Mỗi đội thường có 5, 10, hay 15, người chơi càng đông thì cuộc chơi sẽ càng gay go, thử thách và cạnh tranh càng cao.
Chuẩn bị chơi:
Dụng cụ chơi:
– Một khúc Kol dài khoảng 5 – 8cm, nhỏ bằng ngón tay cái và một chiếc gậy khoảng 1m.
– Ở giữa khoảng sân chơi vẽ một vạch trắng, ở giữa vạch trắng có một cái lỗ.
Không gian chơi: Trên bãi đất rộng, bằng phẳng, thường là sân chơi chung, công viên, sân bóng,…
Cách chơi, luật chơi:
– Hai đội chơi đứng cách nhau một khoảng bằng nửa sân bóng đá.
– Một bên dùng gậy đánh Kol ngang tầm đối phương, bên kia chụp Kol, mang lại lỗ và đánh trả lại. Nếu không chụp được Kol thì người chụp hụt sẽ phải nhặt Kol chạy nhanh đến bỏ vào lỗ.
– Khi đó phía đối phương sẽ ùa ra ngăn cản không cho Kol vào lỗ và cướp Kol. Người cầm Kol cố làm sao cho Kol không về tay đối phương, đồng đội sẽ đến hỗ trợ để đưa Kol vào lỗ. Nếu đưa được Kol vào lỗ sẽ thắng, ngược lại bên đối phương cướp được Kol sẽ thắng.
– Tùy theo giao kèo lúc đầu mà bên thua phải chịu hình phạt như hít đất, phải cõng bên thắng hay phải làm một trò gây cười nào đó.
Sưu tầm: Lương Thị Tuyết Nhi
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #danhkol; #thuvientrochoi