ĐÁNH CÙ
Tên trò chơi: ĐÁNH CÙ
* Tên gọi khác: Đánh quay, đánh gụ, đánh yến, đánh khăng,…
Thể Loại: Trò chơi dân gian.
Dân tộc/ Khu vực: Nhiều quốc gia
Lịch sử:
- Chơi quay là một trò chơi ưa thích của trẻ con ngày xưa, ngày nay đã ít và dường như không thấy xuất hiện ở các đô thị. Ở Hà Nội xưa, có thể tìm mua quay trên Phố Tố Tịch hoặc Phố Hàng Quạt.
- Theo các kết quả khảo cổ học thì con quay là một trong những loại đồ chơi rất cổ xưa của loài người. Trò chơi tương tự đánh quay ở Việt Nam, có thể thấy ở nhiều vùng trên thế giới:
+ Ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… chơi quay cũng là trò chơi dân gian khá phổ biến, trò này còn được chơi ở bang Tamil Nadu ở Ấn Độ (gọi là bambaram), ở Philippines (gọi là trumpo)…
+ Trò trompo (từ tiếng Tây Ban Nha để chỉ con quay) được chơi phổ biến ở các nước Mỹ Latin, México, Peru, Colombia, Nicaragua… thường tổ chức những cuộc thi chơi trompo. Trompo được cho là du nhập từ Nhật Bản khi người México đưa nó về.
+Mỹ còn tổ chức giải vô địch quốc gia về chơi quay ở Chico, bang California và giải vô địch thế giới ở Orlando, bang Florida.
Mục đích, ý nghĩa:
- Đánh Cù không chỉ là trò chơi thể hiện được sự khéo léo, độ chính xác cao, khả năng phán đoán và sự điêu luyện của đôi tay của người chơi, mà đây còn là sinh hoạt văn hoá độc đáo của người Tày, là hình thức kết nối, tăng cường tính tập thể và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
- Đánh cù cũng không chỉ là môn thể thao giải trí thông thường, mà còn mang màu sắc tâm linh và ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp sau một năm lao động nặng nhọc, vất vả.
- Với rất nhiều ý nghĩa như vậy, vào những ngày vui Xuân đón tết, trò chơi dân gian đánh cù hay còn gọi là “Tức Mác Lẹ” luôn nhận được sự hưởng ứng của tất cả mọi người. Đây là dịp để mọi người xích lại gần nhau hơn với tinh thần thể thao vui vẻ, đoàn kết.
Số lượng người chơi: Không giới hạn người chơi.
Chuẩn bị:
Dụng cụ chơi:
- Con quay: thường được làm bằng gỗ tốt, bền, thường là gỗ xoan; hoặc thứ gỗ gì dễ đẽo gọt sừng súc vật. Con quay có cấu tạo gồm 3 phần chủ yếu là thân, đinh quay và mấu để quấn dây.
- Thân được chế tác theo hai hình dạng chính: hình quả chuông và hình nón cụt. Con quay thân hình quả chuông gọi là cù chuối hay quay chuối; con quay có thân hình nón cụt gọi là cù dái dê hay quay dái dê.
- Đinh quay được đóng dọc theo trục thân quay ở phía nhỏ hơn của nó, ở một số sắc tộc, thân có phần cuối nhọn để làm đinh quay mà không cần dùng đinh đóng vào. Đinh sắt được cắt đi phần mũ thường được dùng làm đinh quay và nếu đầu quay đập dẹt thì gọi là đinh tràng. Ngoài ra bi sắt loại nhỏ cũng có thể dùng làm đinh quay và gọi là đinh bi. Việc bổ, quật mạnh gụ xuống đất và quật vào gụ khác nhiều lần khi chơi có thể làm đinh gụ đóng lún sâu vào trong thân hơn mức đóng ban đầu, khiến gụ bị thấp đi. Những năm gần đây, đầu thoi dệt bằng sắt cũng được sử dụng và gọi là đinh thoi hay đinh mũ. Loại đinh này có chân đế hình nón, sau khi đóng vào gụ, chân đế tỏa rộng ra xung quanh như giá đỡ, vì vậy việc quật, bổ mạnh nhiều lần xuống đất không làm cho đinh gụ bị đóng sâu vào thân gụ. Đinh của cù dái dê dài hơn của cù chuối do vậy loại cù này không được đóng đinh bi hoặc đinh thoi.
- Mấu để quấn dây của cù dái dê thường ở đầu có đinh còn của cù chuối lại ở đầu kia và đối với cù chuối thì bộ phận này gọi là tu. Con quay được làm thủ công hoặc tiện bằng máy có kích thước từ nhỏ đến to tùy ý thích và phù hợp với người chơi. Để tránh bị hư hại khi bị đinh của con quay khác bổ trúng, tu còn có thể được bọc kim loại, trẻ em hay dùng vỏ đạn cỡ nhỏ hay tôn, sắt.
- Dây quay: được làm từ sợi có độ bền cao (sợi bện, dây đay, dây len, dây gai hoặc dây bằng vật liệu tổng hợp…) để có thể sử dụng lâu dài; chiều dài và kích thước của dây phù hợp với sải tay của người chơi cũng như kích thước con quay.
Không gian: rộng, thoáng, bằng phẳng, phù hợp với số lượng người chơi.
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
Luật chơi:
– Thông thường, chơi cù là một trò chơi tập thể, trẻ em trai phân ra làm hai nhóm, mỗi nhóm từ 1 đến 2 người hoặc nhiều hơn nhưng không quá 04 người mỗi bên. Trước khi vào cuộc chơi, hai bên cùng đồng thời văng mạnh cù của mình xuống đất để chọn bên thắng bên thua; bên thua cù quay dừng trước cù của đối phương. Khi chọn được bên thua thì bên thua phải văng cù của mình xuống cho bên thắng bắt đầu đánh cù, rồi lần lượt bên thua cho cù mình quay trước để từng người bên nhóm thắng dùng cù của mình văng đập chiếc cù đang quay của đối phương dưới đất, nếu cù của người nào dừng quay trước thì cù của người đó thua, và cứ như vậy lần lượt hết số người trong nhóm nếu thắng được đối phương thì đảo lại cho nhóm thứ nhất xuống cù trước, mà nếu nhóm thứ hai vẫn tiếp tục thua thì vẫn phải xuống trước cho đối phương tiếp tục đánh.
– Chơi biểu diễn (còn gọi là đồng triệt): những người tham gia theo hiệu lệnh cùng bổ con quay xuống mặt sân chơi, con quay của ai quay được lâu nhất thì coi là thắng cuộc, âm thanh phát ra từ những con quay nghe rất vui tai. Chơi biểu diễn còn có thể vẽ một vòng tròn trên mặt đất rồi cho con quay quay trong đó.
– Hầm (còn gọi là đồng hầm): những người chơi cùng thực hiện bổ con quay, một hoặc nhiều người chơi (tùy thỏa thuận) có con quay dừng sớm nhất sẽ bị hầm, nghĩa là phải để cho những người khác bổ con quay vào con quay của mình. Thể thức này cũng có thể chia làm hai phe để chơi, hai bên cử một đại diện ra để xác định đội bị hầm. Hầm lại có hai thể thức chính là hầm động và hầm tĩnh, trẻ em gọi là hầm sống và hầm chết. Nếu hầm sống thì những người bị hầm sẽ cho con quay của mình quay và những người được hầm tìm cách bổ trúng. Nếu hầm chết thì những người chơi sẽ vẽ một vòng tròn trên mặt sân chơi, những con quay bị hầm được cho vào đó để người được hầm bổ xuống. Trong thể thức hầm sống, con quay rất dễ bị đinh bổ trúng tu và nếu tu bị mất hẳn thì không thể quấn dây để chơi được nữa. Trong khi hầm, nếu con quay của người được hầm không, hay gần như không quay được trên mặt đất hoặc quay bằng tu chứ không phải bằng đinh thì con quay đó sẽ trở thành bị hầm. Ở thể thức hầm chết, ngoài trường hợp vừa nêu, nếu con quay của người được hầm khi dừng quay nằm lại trong lò thì con quay đó cũng bị đưa vào hầm; ngược lại, con quay đang bị hầm mà sau khi bị va chạm văng ra khỏi lò thì coi như được cứu thoát và người chủ có quyền hầm những con quay còn lại. Để “cứu” một con quay đang bị hầm, người chơi hay áp dụng kỹ thuật bổ vát còn để gây thiệt hại thì dùng bổ thượng. Còn có một biến thể mà ít ai muốn con quay của mình bị hầm là chỉ chọn ra một con quay duy nhất cho vào lò, những người được hầm sẽ bổ con quay của mình nhằm đưa “nạn nhân” đến một vị trí bất lợi như vũng nước, hố vôi, cống nước thải… thậm chí ao nước. Chỉ khi nào những người được hầm đạt mục đích thì vòng chơi mới bắt đầu lại bằng cách chọn ra một con quay khác để hầm. Tuy nhiên trong cách chơi này những người được hầm cũng rất dễ trở thành nạn nhân vì nếu không khéo léo chính con quay của họ cũng có thể rơi xuống vị trí không mong muốn ấy.
– Ăn vố, trả vố: đây là thể thức thường dùng khi chỉ có hai người chơi, mỗi người sẽ lần lượt đặt hoặc cho con quay của mình quay để người còn lại bổ.
Kỹ thuật:
– Kỹ thuật chủ yếu của trò đánh quay gọi là bổ, cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần quấn chặt dây quay vào con quay bắt đầu từ điểm mấu quấn dây tiếp xúc với thân quay theo vòng rộng dần. Người chơi giữ chặt đầu dây còn lại (hoặc quấn vào ngón tay) để bổ con quay, nghĩa là lăng cho con quay văng ra và thường kết hợp với lực giật đầu dây đang giữ để con quay quay được nhiều vòng hơn. Theo động tác bổ có thể phân ra thành ba cách chính:
– Ra quay: người chơi hơi cúi xuống và khuỵu chân, để con quay ở khoảng ngang bụng rồi lăng con quay ra, tay giật dây di chuyển gần như song song với mặt đất.
– Bổ thượng: người chơi đứng thẳng, tay cầm quay cao ngang gáy rồi ném quay xuống theo phương thẳng đứng, tay giật dây di chuyển từ dưới lên trên.
– Bổ vát: cách thực hiện gần như bổ thượng nhưng không theo phương thẳng đứng mà theo đường chéo.
Do vị trí của mấu quấn dây khác nhau nên khi bổ thượng hoặc bổ vát vị trí chuẩn bị của con quay cũng khác nhau ở hai loại con quay. Cù chuối được để đầu có đinh hướng lên trên còn cù dái dê thì ngược lại.
Cách chơi khác:
- Khi người đánh thực hiện xong một động tác có thể ghi điểm, những người cản phá thay vì dùng con ném về phía cái đặt ngang trên lò sẽ ném về phía lò sao cho nó dừng lại càng gần lò càng tốt. Người đánh sẽ cầm cái đứng tại chỗ, sát vạch ngang làm mốc và tìm cách đánh vào con do đối phương ném nhằm đẩy nó ra xa lò để có thể ghi được nhiều điểm. Tuy nhiên thể thức này thường kèm theo điều kiện đối phương có quyền cản phá và nếu họ bắt được con thì điểm khi đó thuộc về đối phương.
- Khi thực hiện kỹ thuật gà, người đánh sau khi đã gõ cho con nảy lên có thể thực hiện động tác khấc không có chuẩn bị rồi mới đánh con bay ra xa. Số điểm (nếu có) sau khi xác định theo cách bình thường sẽ được nhân với số lần khấc để tính cho người đánh hoặc người bắt được con.
- Trong lần đánh gà, nếu người cản phá bắt được con khi con chưa chạm đất thì người đánh không những mất lượt chơi mà còn mất toàn bộ số điểm đang có trong lượt chơi đó.
- Một cách tính điểm khác: ở mỗi kĩ thuật đánh, nếu người cản phá không bắt được “con” khi “con” chưa chạm đất, thì người cản phá sẽ đứng tại vị trí “con”chạm đất và ném “con” về phía “lò”. Lúc này nếu đang ở KTD cầy thì người đánh phải đặt “cái” nằm ngang trên “lò”, 2 KTD còn lại thì không cần. Nếu người cản phá ném “con” lại mà trúng “cái” đang nằm trên “lò” hoặc “con” nằm vào trong “lò”, thì người đánh bị tính thua cuộc. Nếu người cản phá ném “con” không trúng “cái”, và “con” nằm ngoài “lò”, thì lúc này mới dùng “cái” (hoặc “con” tuỳ thoả thuận ban đầu) để đo khoảng cách từ vị trí “con” chạm đất (khi ném trở lại) tới “lò” để tính điểm. Cách tính này làm giảm cơ hội thắng của người đánh khá nhiều (nếu người cản phá ném tốt thì có thể ném “con” trúng “cái” hoặc “con” nằm luôn vào lò để loại luôn người đánh, hoặc ném “con” về rất gần “lò” làm người đánh ghi được rất ít điểm (có thể không ghi được điểm, tuy vẫn được đánh tiếp). Tuy người đánh có quyền phá cú ném “con” trở lại, nhưng cơ hội phá không cao lắm do người cản phá thường ném “con”bay sát mặt đất hoặc ném mạnh, rất khó đánh trúng.
- Khi đại diện bên thắng cuộc thực hiện kỹ thuật mắm để xác định quãng đường được cõng thì bên kia có quyền cản phá và nếu họ cản phá thành công, quãng đường sẽ bị rút ngắn lại hoặc việc cõng bị hủy bỏ.
Video minh họa: https://fb.watch/2_Ir7NhEfu/?fbclid=IwAR1RHRjGe0sTgwyZAiWTXXAkIEwHlsCE4PQt3_qqCku3pWZvi8d8Tx79K3M
Sưu tầm: Vũ Minh Huyền
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet;
Hashtags: #danhcu; #danh-cu; #thuvientrochoi