Tên trò chơi: ĐÁNH BÀI CHÒI
Thể Loại: Trò chơi dân gian.
Dân tộc/ Khu vực: Miền Trung – Việt Nam
Mục đích, ý nghĩa:
Lịch sử:
– Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Việt Nam, về sau đã được phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch. Lúc 17h15’ (giờ Hàn Quốc) ngày 7 tháng 12 năm 2017 (khoảng 15h15’ giờ Việt Nam), tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, hồ sơ Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ của Việt Nam đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
– Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, nhiều thú dữ trên rừng thường về phá hoại mùa màng, quấy nhiễu cuộc sống của dân lành. Để chống lại thú dữ, người dân trong làng đã dựng những chiếc chòi rất cao ở ven rừng. Trên mỗi chiếc chòi cắt cử một thanh niên trai tráng canh gác, nếu thấy thú dữ về phá hoa màu thì đánh trống, hô to để đuổi chúng… Trong quá trình ấy, để đỡ buồn chán, người ta đã nghĩ ra cách giao lưu với nhau bằng những câu hát, câu hò.
Để phù hợp với hoàn cảnh khi đó, người trên các chòi đã ngồi trên chòi để hát – hô đối đáp nhau giữa chòi này với chòi khác. Rồi không chỉ có vậy, người dân còn sáng tạo ra cách ngồi bài tứ sắc (tương tự như chơi tam cúc ở ngoài Bắc). Hình thức vừa chơi bài, vừa hô (hát) giữa các chòi với nhau để giải trí này đã được dân gian gọi là hô bài chòi, khởi nguồn của nghệ thuật bài chòi sau này.
Qua thời gian, để nhiều người có thể biết cách chơi hát – hô này, những cuộc giải trí dần dần được nâng lên thành hội bài chòi.
Số lượng người chơi: Một hoặc nhiều người chơi.
Chuẩn bị:
Dụng cụ chơi: chòi làm bằng tre
Không gian chơi:
– Khoảng không gian rộng, bằng phẳng,…
Các câu khai
Hát bài chòi ở Hội An:
Đi đâu cọ xiểng đi hài
Cử nhơn không đậu, tú tài cũng không. (Thằng Trò)
Ai làm thượng hạ bất thông
Bàng quang bể thủng sớm trông tối ngày. (Thằng Bí)
Nửa đêm gà gáy le te
Muốn đi rón rén đụng nghe cái ầm.(Ông Ầm)
Lưng choàng áo đỏ
Đầu đội khăn đen
Chân đi lèng quèng
Là ông chân gãy.(Tử Cẳng)
Lội suối trèo non
Tìm con chim nhỏ
Về treo trước ngõ
Nó gáy cúc cu. (Chín Cu)
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng. (Bát Bồng)
Đi đàng phải bịt khăn đen
Ở nhà vợ sắn vóc sen nhuộm điều. (Cửu Điều)
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
– Người ta dựng 9 hoặc 11 chòi, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi cao độ 2-3m, rộng đủ vài ba người ngồi và một chòi trung tâm (chòi mẹ) ở giữa dành cho các vị chức sắc địa phương.
– Bộ bài để đánh bài chòi là bộ bài tam cúc cải tiến, gồm 33 lá, với những tên chuyển thành nôm na như: nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm, thằng bí, lá liễu v.v.. vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Mỗi thẻ tre dán ba con bài, không trùng lặp nhau.
– Bộ bài gồm 3 pho, đó là:
- Pho văn: ông Ầm, tráng hai, ba bụng, tứ tượng, ngũ ruột, sáu miếng, lá liễu, tám miếng, chín cu, chín gối.
- Pho vạn: bạch huê, nhứt trò, nhì bí, tam quăng, tứ móc, ngũ trợt, lục chạng, thất vung, bát bồng, cửu điều.
- Pho sách: ông Tử, nhất nọc, nhì nghèo, ba gà, tứ sách, ngũ dụm, sáu bưởng, bảy thưa, tám dây, cửu điều.
– Mỗi pho có 10 lá, vì phải có 33 lá nên thêm vào 3 lá nữa là: ông ầm đen, tử cẳng đen và cửu điều đen (để phân biệt với 3 lá cùng tên này nhưng màu đỏ) cho đủ bài chơi.
– Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xốc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới”, xổ một hồi mõ dài. Khi đó, anh hiệu cầm lá cờ nhỏ, bưng khay rượu tới trao phần thưởng cho người trúng. Lá cờ đuôi nheo bằng giấy cũng được cắm lên chòi để đánh dấu một lần thắng.
– Để giúp vui cho cuộc chơi còn có một ban nhạc cổ gồm đờn cò, kèn, sanh, trống hòa tấu lên khi có chòi “tới”.
Video minh họa: https://youtu.be/OO8X2xpkUtc
Sưu tầm: Lê Thu Hường
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #danhbaichoi; #danh-bai-choi; #thuvientrochoi