Trò chơi Cướp Cờ

Trò chơi Cướp Cờ

CƯỚP CỜ

Tên trò chơi: CƯỚP CỜ

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam .

Mục đích, ý nghĩa:

  • Luyện cho người chơi khả năng vận động nhanh, khéo léo và biết “lừa” đối phương để giành chiến thắng.
  • Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý lắng nghe và phối hợp giữa người chơi trong một tập thể khi chơi.
  • Cướp cờ là một trò chơi tập thể phối hợp đồng đội rất bổ ích. Nó vừa giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động, vừa giúp gắn kết xây dựng tình bạn đẹp. Do đó, người lớn nên tạo điều kiện tổ chức chơi cướp cờ hoặc các trò chơi tập thể khác cho trẻ.

Lịch sử: 

  • Cướp cờ là một trò chơi dân gian kết hợp đồng đội rất phổ biến đối với trẻ em, nhất là các thể hệ 8x và đầu 9x. Nó thường được tổ chức trong các hoạt động tập thể như sinh hoạt thiếu nhi thôn, xóm, xã, phường nhằm mục đích tạo không khí thoải mái, kết nối mọi người trong một tập thể với nhau. Hoặc có thể chỉ là một nhóm tập hợp lại cùng chơi với nhau.
  • Vì là trò chơi dân gian, truyền miệng nên không ai biết nó có từ bao giờ, ai tạo ra hay lấy cảm hứng từ đâu. Mọi người chơi thấy hay rồi tự chia sẻ với người khác mà thôi.

Số lượng người chơi: 

  • Số lượng người chơi không giới hạn nhưng phải là số chẵn để chia thành 2 đội chơi. Thông thường sẽ có từ 5 đến 15 người/ đội.
  • Đây là trò chơi dành cho mọi người, mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Từ học sinh mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay thậm chí là sinh viên,… trong các hoạt động tập thể thì đều có thể tham gia trò này.

Chuẩn bị: 

Dụng cụ chơi :

  • Sân bãi bằng phẳng.
  • Phấn hay bất kỳ cái gì có thể sử dụng để tạo vạch ngăn cách mà không ảnh hưởng đến được chạy.
  • Cờ: có thể là là cờ, cành cây, con gấu bông nhỏ,…
  • Chọn 1 người điều khiển trò chơi.

 Không gian chơi : Trò này cần không gian sân rộng, bằng phẳng và không có chướng ngại vật cản đường.

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

  Kỹ thuật :

  • Từng cặp có số thứ tự giống nhau sẽ cùng lên chơi cướp cờ.
  • Bên nào cướp được cờ mang về cho đội mình được tính 1 điểm. Nếu cước được cờ nhưng chưa chạy qua vạch đích về đội mình mà để đối phương chạy rượt theo chạm vào người thì không được tính điểm.
  • Sau các vòng chơi (số vòng chơi các đội sẽ tự thỏa thuận và thống nhất trước khi chơi), đội nào thành công mang cờ về nhiều hơn là đội đó thắng.

Cách chơi :

  • Đầu tiên, người chơi sẽ tự phân chia thành 2 đội hoặc oẳn tù xì để chia đội.
  • Hai đội xếp thành hàng ngang đứng đối diện nhau và cách nhau ít nhất 15m, ở giữa đặt cờ.
  • Mỗi thành viên trong một đội sẽ có 1 số thứ tự giống nhau, những người đứng đối diện nhau của hai đội thuộc cùng một số thứ tự.
  • Khi người quản trò hô to số thứ tự nào thì hai trẻ có số thứ tự đó của mỗi đội cùng chạy lên thật nhanh đến vị trí cắm cờ. Hai người rình nhau, chờ cho đối phương sơ hở, chớp lấy cơ hội cướp cờ chạy về phía ranh giới đội mình thì đội đó được tính 1 điểm.
  • Nếu khi cướp được cờ không chạy về nhanh mà để cho đối phương đuổi theo chạm vào người khi chưa qua ranh giới đội mình thì không tính điểm mà điểm thuộc về đội kia.
  • Sau khi xong một lượt lại mang cờ đặt vào vị trí cũ và chơi tiếp cho đến hết số lượt chơi quy định từ đầu (thông thường số lượt chơi sẽ tương ứng với số thành viên trong một đội). Sau khi kết thúc lượt chơi cuối cùng, đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng, nếu không sẽ chơi thêm một lần nữa để phân thắng bại.
  • Hình phạt cho đội thua là phải cõng đội thắng một vòng hoặc phải làm theo yêu cầu của đội thắng cuộc như đã thỏa thuận trước khi chơi.

Lưu ý :

  • Chọn địa điểm bằng phẳng, không có các vật nguy hiểm xung quanh, không chơi ở nói có nhiều xe cộ qua lại.
  • Thống nhất luật chơi trước khi chơi: số lượt chơi, cách tính điểm, hình phạt,…

Sưu tầm: Nguyễn Minh Anh

Video minh họa: https://youtu.be/Spu9JEOO5wU

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet;

Hashtags: #cuop-co; #cuop-co; #thuvientrochoi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *