Trò Chơi Cờ Vua

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Lịch sử

  • Nhiều quốc gia cho rằng họ là nơi phát minh ra cờ vua trong dạng phôi thai nào đó. Phổ biến nhất thì người ta tin rằng cờ vua có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại đó nó được gọi là chaturanga (saturanga) và có lẽ ra đời vào khoảng thế kỷ VI.
  • Một thuyết khác cho rằng cờ vua sinh ra từ trò chơi tương tự của cờ Trung Quốc, hoặc ít nhất là từ tổ tiên của cờ tướng.
  • Cờ vua sau đó được phổ biến về phía tây tới châu Âu và về phía đông tới Nhật Bản, sinh ra các biến thể trên đường đi của nó. Từ Ấn Độ nó đã tới Ba Tư, ở đây các thuật ngữ của nó được phiên âm sang tiếng Ba Tư và tên gọi của nó đổi thành chatrang.
  • Từ Ba Tư nó đi vào thế giới Hồi giáo, tại đây tên gọi của các quân cờ chủ yếu vẫn giữ các dạng Ba Tư trong thời kỳ Hồi giáo ban đầu của nó. Tên gọi của nó trở thành shatranj, được phiên theo tiếng Tây Ban Nha là ajedrez và trong tiếng Hy Lạp là zatrikion, nhưng trong phần lớn các nước châu Âu khác nó được thay thế bằng phiên bản Ba Tư của từ shāh = “vua”.

Chuẩn bị:

Người chơi:

Trò chơi chỉ dành cho 2 người chơi.

Dụng cụ chơi:

Một bàn cờ vua lúc mới bắt đầu với 16 tốt, 4 mã, 4 tượng, 4 xe, 2 hậu và 2 vua (trong thi đấu thường có thêm 2 quân hậu ở ngoài bàn cờ để chuẩn bị phong cấp cho tốt)

Không gian chơi:

Người chơi có thể chọn bất cứ chỗ nào để chơi: trong phòng học, ngoài phòng khách, trên bàn,…

Kĩ thuật chơi:

Khai cuộc là một loạt các nước đi lúc bắt đầu chơi, thường theo một số phương pháp nhất định, điều này giúp cho người chơi xây dựng các thế đứng và phát triển quân để chuẩn bị cho giai đoạn trung cuộc. Các thế khai cuộc thông thường được xây dựng trên nguyên tắc chiếm giữ phần trung tâm bàn cờ (gồm 4 ô trung tâm e4, e5, d4 và d5), phát triển quân, bảo vệ vua và tạo ra một cấu trúc tốt đủ mạnh.

  • Một cách rất quan trọng để bảo vệ vua và triển khai nhanh quân xe là nhập thành nhằm đưa vua vào vị trí khó bị tấn công, tuy nhiên không phải trong bất kỳ ván cờ nào cũng cần nhập thành.

Một số nguyên lý cơ bản về thế cờ phổ biến đối với phần lớn các chiến thuật cờ và bẫy cờ như:

  • Chĩa, còn gọi là đòn đôi, chĩa đôi, đòn kép (tiếng Anh: fork) là một tình huống khi một quân uy hiếp hai hay nhiều quân của đối phương cùng một lúc. Thông thường rất khó cho đối phương để bảo vệ cả hai quân của mình trong cùng một nước đi khi bị tấn công.
  • Ghim, còn gọi là giằng quân (tiếng Anh: pin) cũng có thể sử dụng để ngăn chặn quân đối phương di chuyển bằng cách đe dọa gián tiếp bất kỳ quân nào đứng sau quân bị ghim nếu quân bị ghim đó di chuyển.
  • Xiên (tiếng Anh: skewer) là một tình huống ngược với ghim khi quân có giá trị cao hơn đang bị tấn công và nó lại đứng trước quân ít giá trị hơn.

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

Cách chơi

Các quân cờ có nước đi khác nhau:

  • Xe (ký hiệu quốc tế R – Rook) di chuyển theo các đường thẳng dọc theo cột hay hàng tới ô còn trống mà không có quân nào cản trên đường đi hay tới ô bị quân đối phương chiếm giữ (ăn quân) nhưng không thể vượt qua quân đang đứng ở ô đó. Ngoại lệ duy nhất là trường hợp nhập thành. Khi đó nó có thể nhảy qua quân vua của mình để đứng cạnh nó. Chỉ có xe mới có nước đi như thế. Xem thêm nhập thành.
  • Tượng (ký hiệu quốc tế B – Bishop) di chuyển theo đường chéo tới ô có cùng màu với nguyên lý tương tự như xe tới ô còn trống hay ô bị quân đối phương chiếm giữ (ăn quân).
  • Hậu (ký hiệu quốc tế Q – Queen) có nước đi là tổ hợp đơn giản của chuyển động của xe và tượng. Trong một nước đi nó có thể di chuyển theo đường chéo hoặc đường thẳng dọc theo cột hay hàng, với nguyên lý đi và ăn quân giống như tượng và xe.
  • (ký hiệu quốc tế N – Knight) có thể di chuyển tới ô còn trống hay ô bị quân đối phương chiếm giữ (ăn quân) theo dạng hình chữ L (hình chữ nhật 3×2 hay 2×3). Quân mã không bị cản như trong cờ tướng.
  • Tốt (không cần ký hiệu) có thể di chuyển thẳng về phía trước chỉ một ô một lần tới ô còn trống (đi mà không ăn quân), nhưng khi di chuyển quân để ăn quân đối phương thì đi chéo. Ví dụ, tốt trắng tại ô c4 có quyền ăn quân đối phương tại b5 hoặc d5 nếu một trong hai ô này có quân đối phương chiếm hoặc di chuyển xuống ô c5 nếu ô này còn trống, trừ hai trường hợp sau:
  • Nó có thể di chuyển 1 hoặc 2 ô nếu nó đi từ vị trí xuất phát ban đầu tới ô chưa bị chiếm giữ, nhưng không thể nhảy qua một quân khác để tới ô đó. Ví dụ tốt trắng tại g2 có thể đi tới g3 hoặc g4 nếu đây là nước đi đầu tiên của nó và các ô này chưa bị chiếm giữ, nhưng nó không thể đi tới g4 nếu ô g3 đã có một quân nào đó chiếm giữ.
  • Trong trường hợp khi một quân tốt nào đó của bên trắng đạt tới hàng 5 (ví dụ tới ô e5) và quân tốt thuộc một trong hai cột của bên đen nằm ngay bên cạnh cột mà tốt trắng này đang chiếm giữ (trong trường hợp đã cho là cột d và cột f) đi từ vị trí xuất phát đầu tiên (d7 hay f7) nhảy liền 2 ô tới ô d5/f5 thì tốt trắng tại vị trí e5 ngay tại nước đi sau đó có quyền ăn tốt đen tại ô d5/f5 và di chuyển tiếp tới ô d6/f6. Quyền này sẽ tự động mất, nếu tại nước đi ngay sau đó quân trắng di chuyển quân khác. Tương tự như vậy cho tốt đen khi nó đã chiếm giữ hàng 4. Đây là trường hợp mà trong cờ vua người ta gọi là bắt tốt qua đường (en passant). Tốt còn một đặc điểm nữa là khi nó di chuyển đến hàng cuối cùng thì người chơi có quyền phong cấp cho nó thành bất kỳ quân nặng hay nhẹ nào (hậu, xe, tượng, mã).
  • Vua (ký hiệu quốc tế là K – King) là quân quan trọng nhất, nếu mất vua thì người chơi thua cuộc. Mỗi lần đi nó có thể ăn quân hoặc di chuyển sang các ô bao quanh ô mà nó hiện tại đang chiếm giữ, nhưng không thể tới ô mà quân của mình đang chiếm giữ hay các ô bị quân đối phương kiểm soát. Ngoại lệ duy nhất là trường hợp nhập thành. Khi đó nó có thể di chuyển qua hai ô đồng thời với việc di chuyển quân xe của mình để quân xe đó đứng bên cạnh nó về phía cột trung tâm. Ký hiệu của nhập thành là 0-0 (nhập thành gần) và 0-0-0 (nhập thành xa). Xem thêm nhập thành.

Luật chơi

  • Khi thực hiện nhập thành trên thực tế, theo luật của FIDE, bao giờ cũng phải di chuyển vua trước và thực hiện bằng một tay duy nhất.
  • Khi ăn quân đối phương, quân tấn công sẽ di chuyển tới ô đó và thay thế cho quân đối phương tại vị trí này, bắt tốt qua đường (en passant) là ngoại lệ duy nhất. Quân bị ăn được loại ra khỏi bàn cờ. Vua không thể không bảo vệ khỏi nước chiếu, do đó khi bị chiếu thì người chơi phải thực hiện các biện pháp nhằm cứu vua (di chuyển vua khỏi vị trí bị chiếu, ăn quân đang chiếu hay dùng quân khác của mình cản đường chiếu nếu có thể). Nếu không thể có nước đi để cứu vua thì người chơi bị chiếu bí và thua cuộc.
  • Các ván cờ không phải bao giờ cũng kết thúc bằng chiếu bí. Có thể một bên xin thua, có thể thua do hết giờ hoặc phạm luật chơi. Có thể xảy ra các ván cờ hòa. Một ván cờ vua là hòa khi: do thỏa thuận của hai bên do không bên nào dám mạo hiểm hay khi không đủ lực lượng để chiếu hết, rơi vào trạng thái hết nước đi (stalemate), cả hai bên lặp lại nước đi ba lần hay luật 50 nước đi (perpetual check).

Trò chơi có rất nhiều biến thể:

King of the Hill

  • Luật chơi vẫn như cờ vua bình thường không hề có sự thay đổi với khả năng di chuyển cũng như các luật khác. Nhưng thay vì chiếu bí để thắng ván cờ, quân vua của ai di chuyển tới 4 ô trung tâm d4, e4, d5, e5 trước thì người đó thắng. Dĩ nhiên vua không thể tiến lên nếu bị quân của đối phương phong tỏa đường đi theo luật nước đi hợp lệ. Biến thể cũng sử dụng luật chiếu bí như bình thường. Vì thế khi vua tiến lên khu trung tâm cần cẩn thận bị đối phương đặt thiên la địa võng để chiếu bí.

Cờ chiếu 3 lần (3 check)

  • Biến thể sử dụng luật cờ vua thông thường nhưng khi một bên chiếu vua đối phương đủ 3 lần trước thì bên đó thắng.

Cờ đặt (Bughouse chess)

  • Trò chơi được thiết lập với 2 bàn cờ và 4 người chơi chia làm 2 đội thi đấu cùng nhau. Hai người của mỗi đội ở cùng một phía và chơi 2 màu quân khác nhau đấu với 2 người của đội kia ở vị trí đối diện. Luật thi đấu cũng như luật cờ vua bình thường nhưng khác biệt ở chổ khi ăn một quân thì lấy quân đó ra khỏi bàn cờ và chuyển sang cho đồng đội. Đến lượt đánh của mình thì mình có thể dùng 1 quân được đưa trước để đặt vào bàn cờ và hoàn tất lượt đi. Thường thì thời gian thi đấu của biến thể này là thời gian dành cho thể loại cờ chớp với 5 phút mỗi bên hoặc 3 phút tích lũy 2 giây cho mỗi nước đi. Hai đồng hồ để ở 2 phía mà cả 4 đối thủ đều quan sát được.
  • Ngoài ra ở mỗi nơi lại có quy định khác nhau cho 3 luật sau: luật không đặt quân hàng ngang cuối của đối phương, không đặt quân để chiếu vua đối phương và luật không phong cấp khi ở hàng ngang cuối. Một số nơi cho phép để tăng độ khó cho ván cờ nhưng một số nơi không cho phép thực hiện những điều này.
  • Cờ 960 (Fischer Random chess)
  • Biến thể cũng sử dụng bàn cờ và quân cờ tiêu chuẩn như bình thường, nhưng các quân cờ được sắp đặt ngẫu nhiên ở hàng ngang một của trắng và đen là hàng 1 và 8 sao cho vị trí mỗi bên phải có 2 quân tượng ở ô khác màu và vua của mỗi bên phải đứng giữa 2 xe, phía trên vẫn là dàn 8 chốt. Bên trắng xếp thế nào thì bên đen xếp giống vậy hoặc ngược lại.
  • Vua vẫn có thể nhập thành với hướng nhập thành gần và xa dẫu vua và xe có đứng ở đâu trên các ô cờ ngẫu nhiên. Khi nhập thành gần vua xe ở ô g1 và f1 (g8 và f8) và nhập thành xa thì vua xe ở ô c1 và d1 (c8 và d8) như thông thường. Dĩ nhiên các ô đó phải trống mới có thể nhập thành.
  • Theo nguyên lý tổ hợp các cách sắp xếp quân thì người ta tính ra có 1920 cách bố trí lực lượng, chia đều cho mỗi bên là 1920 : 2 = 960.

Sưu tầm: Trịnh Thị Quỳnh Trang

Video minh họa: https://youtu.be/7fD69_HUJ7o

Thông tin bổ sung:

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #covua; #co-vua; #thuvientrochoi

Related Posts

Trò Chơi Hứng Nước

Mục đích, ý nghĩa: Trò chơi giúp người chơi xây dựng đội nhóm thông qua các trò chơi vận động nhằm giúp những người tham gia hiểu…

 Lớp Học Mật Ngữ: CUỘC ĐUA SAO CHỔI

Thêm thông tin Chủ đề BGVN001 Xuất xứ Việt Nam Mã VT BGVN001 Trả góp 0% Không Thương hiệu BGVN Xuất xứ thương hiệu Việt Nam Tuổi…

Tổng Hợp 8 Trò Chơi Tuổi Thơ Của Thế Hệ 8x 9x

TỔNG HỢP 8 TRÒ CHƠI TUỔI THƠ CỦA THẾ HỆ 8X 9X 1. Bắn bi Là trò chơi giải trí an toàn cho trẻ em Rèn luyện…

Trò chơi Kéo Cưa Lừa Xẻ

Tên trò chơi: KÉO CƯA LỪA XẺ Thể Loại: Trò chơi dân gian. Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam Lịch sử: Kéo cưa lừa xẻ…

Trò chơi Chồng Đống Chồng Đe

Tên trò chơi: CHỒNG ĐỐNG CHỒNG ĐE Thể Loại: Trò chơi dân gian. Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam Mục đích, ý nghĩa: – “Chồng…

Trò Chơi Simon Says

Lịch sử: – Không có ghi chép nào cụ thể về nguồn gốc của trò simon says nên mọi người thường coi simon says là một trò…