Trò Chơi Cờ Vây

Tên trò chơi: TRÒ CHƠI CỜ VÂY

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Dân tộc/ Khu vực: Trung Quốc

Lịch sử:

– Cờ vây có lịch sử rất lâu đời. Có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của cờ vây, trong đó có một thuyết được nhiều người công nhận là cờ vây được khởi nguồn từ thời Nghiêu Đế. Vị vua huyền thoại của Trung Hoa cổ đại (trị vì từ năm 2357 đến năm 2256 trước Công Nguyên), sáng tạo ra để cho con trai mình giải trí. Một lời xác nhận khác thì cho rằng một vị vua huyền thoại khác, Đế Thuấn (2255 đến 2205 TCN) đã tạo ra Cờ Vây để phát triển trí tuệ cho con trai của mình.

– Lại có một giai thoại khác nói rằng Ngô, một chư hầu của hoàng đế Thương Hiệt (từ năm 1818 đến năm 1766 TCN) sáng tạo ra Cờ Vây cùng với bài lá. Cuối cùng, một giai thoại khác nói rằng Cờ Vây được sáng tạo bởi một nhà chiêm tinh đời nhà Chu (1045 – 255 TCN).

– Hiện nay, Cờ Vây vẫn được công nhận rộng rãi là đã tồn tại ít nhất 3000 năm và rất có thể là 4000 năm, đó là lý do vì sao Cờ Vây là bàn cờ chiến thuật cổ xưa nhất trong lịch sử.

Mục đích, ý nghĩa:

– Một số những kỳ thủ cờ vây giỏi thời trước cho rằng bàn cờ vây nhìn kiểu như một vũ trụ, do 360 thiên thể hợp lại mà thành. Bàn cờ có 19 đường dọc và 19 đường ngang với tất cả 361 điểm.

– Ở trung tâm có một điểm dư gọi là Thiên Nguyên, cũng có nghĩa là Thái Cực, đại diện cho trung tâm của vũ trụ. Con số 360 chính là số ngày trong một năm âm lịch và được chia ra làm bốn.

– Bốn góc chính là xuân, hạ, thu, đông. Những quân cờ đen và trắng được xem là đại diện cho ngày và đêm. Như vậy, cả bàn cờ tượng trưng cho sự biến hóa của Trời và Đất.

– Cách bố cục những điểm đen và trắng được bố trí theo sách cổ ‘Hà Đồ’ và ‘Lạc Thư’ thuộc bộ ‘Chu Dịch bổn nghĩa’ , do đó có thể cờ vây và những điểm này rất thâm sâu

– Tuyên truyền rằng các nét vẽ trong bàn cờ vây giống như “Lạc Thư”, có 361 giao điểm, 8 ngôi sao chỉ phương vị, và 72 giao điểm dọc theo vòng chu vi, mà tương ứng với 360 ngày, 8 quẻ trong bát quái (càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn), và 72 loại thời tiết.

– Quân cờ hình tròn, phía trên nhô lên, phía dưới bằng phẳng, phân biệt nhau bằng hai màu trắng và đen, tượng trưng cho Âm và Dương.

Số lượng người chơi: Hai người chơi.

Chuẩn bị: Bộ cờ vây

  • Bàn cờ

– Có rất nhiều loại bàn cờ vây khác nhau nhưng điểm chung là gồm các đường thẳng ngang cắt các đường thẳng dọc tạo thành những giao điểm và ô vuông đều đặn. Các loại bàn cờ phổ biến kích thước tính bằng số ô vuông: 9×9 / 13×1319×19.

– Ở bàn cờ 19×19 sẽ có 361 giao điểm tương ứng 361 ngày trong năm theo lịch Âm và 4 góc bàn cờ sẽ tượng trưng cho 4 mùa Xuân / Hạ / ThuĐông.

– Bàn cờ 9×9 sẽ là bàn cờ giành cho người mới tập chơi để nắm rõ những chiến thuật cơ bản. Bàn 13×13 sẽ là bản nâng cấp, lúc này không gian bàn cờ sẽ được mở rộng hơn, điều này bắt bạn phải thay đổi cách đánh không thể áp dụng chiến thuật cơ bản được.

Bàn cờ 19×19

  • Quân cờ

– Có 2 loại quân cờ là TrắngĐen. Số lượng mỗi loại thường vào khoảng gần 200 quân để có thể bít hết điểm giao nhau trên mọi loại bàn cờ.

Quân Cờ

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

  • Quy tắc cơ bản

Điều 1: Trận đấu bắt đầu với bàn cờ trống và quân Đen đi trước.

Điều 2: Quân cờ phải được đặt đúng vào giao điểm bất kỳ của 2 đường thẳng và ngang. Không được đặt giữa ô vuông, ở cạnh của ô vuông cũng như bên ngoài bàn cờ.

Điều 3: Quân cờ đã đặt xuống bàn cờ là phải bất di bất dịch trừ trường hợp bị ăn.

Điều 4: Mỗi loại quân không thể đi 2 nước cờ liên tiếp mà phải xen kẻ với đối thủ nếu không sẽ bị xử thua.

Điều 5: Người chơi có thể bỏ lượt của mình không đi. Trò chơi kết thúc khi cả 2 người cùng bỏ lượt và thắng thua sẽ được định đoạt bằng cách đếm số quân cờ xem loại nào nhiều hơn là giành chiến thắng.

  • Luật ăn quân

Trước khi bắt đầu Luật ăn quân, ta sẽ tìm hiểu về Khí của quân cờ:

– Khi quân cờ đặt xuống bàn cờ, tất cả các giao điểm nằm sát (ngang và dọc) quân cờ đó là khí của nó (Lưu ý: Không tính giao điểm nằm chéo).

– Khí là những chỗ đánh x

Bạn có thể mở rộng khí bằng cách đặt nhiều quân cờ sát nhau. Nhưng lưu ý hai quân cờ chéo nhau thì không thể mở rộng khí cho nhau. Ví dụ A và B không thông khí cho nhau

  • Luật ăn quân:

Khi đối phương đặt quân vào khí của mình, quân mình mất đi khí ở đó.

Một quân cờ không còn khí sẽ bị bốc ra khỏi bàn cờ và chính thức bị loại.

Ví dụ Trắng đi tại các điểm ‘X’ sẽ ăn được những quân đen đánh dấu tròn tương ứng.

Luật ăn quân

  • Điểm hết khí:

Bất kỳ điểm nào ta cũng có thể đặt quân cờ vào miễn là chỗ đó còn khí.

Trường hợp điểm đó hết khí nhưng nó cũng là điểm nối quân của mình thì người chơi có thể đặt quân cờ vào.

Ví dụ: Điểm đánh dấu là điểm hết khí nên Đen không được đặt quân vào nhưng cũng tại điểm đó là điểm nối quân của Trắng nên Trắng có thể đặt vào

Điểm hết khí

Tuy nhiên cũng sẽ có ngoại lệ. Ta vẫn được phép đặt vào điểm hết khí trong trường hợp có thể ăn được quân đối phương. Ví dụ: Ở minh họa bên dưới, khi Đen đi vào các vị trí tam giác thì những quân trắng đánh dấu tròn sẽ bị bốc ra khỏi bàn cờ do hết khí.

Trường hợp đặc biệt

  • Đất – Mục tiêu của ván cờ

Mục đích của ván cờ là thu được càng nhiều Đất càng tốt. Đất ở đây được hiểu là:

– Đất là những khu vực trên bàn cờ được bao vây hoàn toàn bởi quân mình hoặc bởi quân mình với các biên bàn cờ.

– Số lượng đất được tính bằng số giao điểm trống nằm bên trong khu vực mình bao vây, không tính quân cờ.

– Khi thấy mình đã chiếm hết đất trong khả năng của mình thì người chơi có thể bỏ lượt. Ván đấu sẽ kết thúc khi cả hai cùng bỏ lượt và sẽ bắt đầu đếm đất.

Minh họa Đất

Lưu ý: Trắng đi sau chịu nhiều bất lợi nên sẽ được cộng 5.5 đến 6.5 Đất tùy giao ước trước trận đấu.

  • Tạo Mắt cho các quân cờ để đề phòng trường hợp bị bao vây

Mắt: là điểm hết khí được quân ta bao xung quanh và đối phương không được phép đi vào.

– Trường hợp có 1 mắt: Đối phương có thể ăn quân ta nếu bao vây toàn bộ đám quân chỉ có một mắt.

Điểm A là Mắt và bên phải là trường hợp 1 mắt

– Trong trường hợp có 2 mắt trở lên: Dù địch có vây hết đám quân của ta xung quanh mắt và đặt một quân vào một mắt bất kỳ thì quân ta vẫn còn một mắt để vận khí. Ngay lập tức quân mà địch vừa đặt vào mắt sẽ bị tiêu diệt và quân ta sẽ sống.

Trường hợp 2 mắt

  • Thu Quan

Khi mà ranh giới của mỗi quân đã được hình thành nhưng vẫn có thể đi tiếp thì Thu Quan sẽ diễn ra. Đây là cách để 2 bên mở rộng hay chiếm thêm đất cho mình vì đã có phòng tuyến vững chắc phía sau.

Ví dụ giai đoạn bắt đầu Thu Quan khi các vùng lãnh thổ đã được hình thành

  • Kết thúc ván cờ

Ván cờ kết thúc là khi cả 2 người chơi đều từ bỏ lượt của mình. Lúc này sẽ bắt đầu đếm Đất để phân định thắng thua.

Lưu ý: Trắng đi sau chịu nhiều bất lợi nên sẽ được cộng 5.5 đến 6.5 Đất tùy giao ước trước trận đấu. Người chơi nào nhiều Đất hơn sẽ giành chiến thắng.

Mẹo chơi

Sau đây, mình sẽ hướng dẫn một số mẹo nho nhỏ để chiến thắng trong trò chơi trí tuệ này. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Khi đám quân bị bao vây

Ví dụ quân Trắng hết cửa thắng

– Quân trắng đang bị Đen bao vây, Đen chỉ cần xiết hết khí của quân Trắng và đánh đòn chí mạng vào ô đánh tam giắc là ăn.

– Trắng dù có đi vào các khí này cũng không không thay đổi được gì ngoài việc tặng thêm quân cho Đen.

Trường hợp Trắng vẫn còn cơ hội

– Trong hình trên, các đám trắng cũng đã bị Đen bao vây hoàn toàn phía ngoài.

– Tuy nhiên, các đám quân này vẫn sống, bởi vì Đen không thể xiết hết khí chúng để bốc ra khỏi bàn cờ. Những chỗ khoanh tròn là những chỗ có thể nối khí của Trắng nhưng Đen mà đặt vào thì xác định mất quân.

2. Hy sinh quân

Sẽ có thời điểm bạn cần phải hy sinh quân cờ của mình. Nếu việc hy sinh có thể đem lại lợi thế cho bạn, thì hãy sẵn sàng hy sinh quân cờ của để đạt được mục đích.

3. Tập trung chiếm đất

Kết quả của một trận đấu không liên quan đến việc bạn ăn được bao nhiêu quân. Mục đích của trận đấu là chiếm đất, chính vì vậy hãy cố gắng giành càng nhiều đất càng tốt để có thể có nhiều khí ngăn đối thủ phản đòn. Không nên tập trung vào việc ăn quân của đối thủ mà không phân tích kỹ càng tình huống kẻo dính phải bẫy nhé!

4. Rèn luyện kỹ năng Thu Quan

Khi Thu Quan xảy ra cũng là lúc ván đấu trở thành giai đoạn nước rút, 2 bên sẽ giành nhau từng ô đất một nên hãy rèn luyện kỹ năng này để không bị đối thủ trên cơ lật ngược tình thế nhé!

rèn luyện kỹ năng đánh cờ

5. Lưu ý cách tính điểm

Đếm kỹ ô Đất của mình và đối thủ và nhớ không được tính các quân cờ và phải cộng thêm Đất cho quân Trắng.

Video minh họa:

Thông tin bổ sung:

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #covay; #co-vay; #trungquoc #trochoidangian #vanhoa #thuvientrochoi

Related Posts

Trò Chơi Hứng Nước

Mục đích, ý nghĩa: Trò chơi giúp người chơi xây dựng đội nhóm thông qua các trò chơi vận động nhằm giúp những người tham gia hiểu…

 Lớp Học Mật Ngữ: CUỘC ĐUA SAO CHỔI

Thêm thông tin Chủ đề BGVN001 Xuất xứ Việt Nam Mã VT BGVN001 Trả góp 0% Không Thương hiệu BGVN Xuất xứ thương hiệu Việt Nam Tuổi…

Tổng Hợp 8 Trò Chơi Tuổi Thơ Của Thế Hệ 8x 9x

TỔNG HỢP 8 TRÒ CHƠI TUỔI THƠ CỦA THẾ HỆ 8X 9X 1. Bắn bi Là trò chơi giải trí an toàn cho trẻ em Rèn luyện…

Trò chơi Kéo Cưa Lừa Xẻ

Tên trò chơi: KÉO CƯA LỪA XẺ Thể Loại: Trò chơi dân gian. Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam Lịch sử: Kéo cưa lừa xẻ…

Trò chơi Chồng Đống Chồng Đe

Tên trò chơi: CHỒNG ĐỐNG CHỒNG ĐE Thể Loại: Trò chơi dân gian. Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam Mục đích, ý nghĩa: – “Chồng…

Trò Chơi Simon Says

Lịch sử: – Không có ghi chép nào cụ thể về nguồn gốc của trò simon says nên mọi người thường coi simon says là một trò…