Trò Chơi Cờ Tướng

Trò Chơi Cờ Tướng

TRÒ CHƠI CỜ TƯỚNG 

Tên trò chơi: CỜ TƯỚNG

Cờ tướng(Tiếng Trung: 象棋), hay còn gọi là cờ Trung Hoa (Tiếng Trung: 中國象棋), là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người. Đây là loại cờ phổ biến nhất tại các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Singapore và nằm trong cùng một thể loại cờ với cờ vua, shogi, janggi.

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Dân tộc/ Khu vực: Trung Quốc

Lịch sử: 

Cờ tướng được bắt nguồn từ Trung Quốc, họ phát triển và hoàn thiênnj nên cờ tướng đã xây dựng nên hình ảnh của một quốc gia thu nhỏ với bàn cờ là một trận địa sinh động và 32 quân cờ đầy đủ các binh chủng. Trò chơi này mô phỏng cuộc chiến giữa hai quốc gia, với mục tiêu là bắt được Tướng của đối phương. Các đặc điểm khác biệt của cờ tướng so với các trò chơi cùng họ là: các quân đặt ở giao điểm các đường thay vì đặt vào ô, quân Pháo phải nhảy qua 1 quân khi ăn quân, các khái niệm sông và cung nhằm giới hạn các quân Tướng, Sĩ và Tượng.

Mục đích, ý nghĩa: 

Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen (hay Xanh). Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí hay bắt Tướng (hay Soái) của đối phương.

Số lượng người chơi: Hai người chơi

Chuẩn bị: Bàn cờ và quân cờ

Bàn cờ Tướng là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông (Cửu cung) do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo xuyên qua.

Cờ tướng – Wikipedia tiếng ViệtTheo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen. Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.

Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng (Đỏ) và 16 quân Đen, gồm 7 loại quân, có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau:

Tổng Hợp Cách Ghi Bàn Cờ Tướng Chuẩn Việt Nam Và Quốc Tế

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

  • Cách di chuyển các quân cờ:

Tốt: (hay Binh) đi một ô mỗi nước. Nếu chốt chưa vượt qua sông, nó chỉ có thể đi thẳng tiến. Khi đã vượt sông rồi, chốt có thể đi ngang 1 nước hay đi thẳng tiến 1 bước mỗi nước.

Pháo: Đi ngang và dọc giống như xe. Điểm khác biệt là nếu pháo muốn ăn quân, pháo phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó. Khi không ăn quân, tất cả những điểm từ chỗ đi đến chỗ đến phải không có quân cản.

: Đi ngang 2 ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô) cho mỗi nước đi. Nếu có quân nằm ngay bên cạnh mã và cản đường ngang 2 (hay đường dọc 2), mã bị cản không được đi đường đó.

Xe: Đi ngang hay dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến.

Tượng: Đi chéo 2 ô (ngang 2 và dọc 2) cho mỗi nước đi. Tượng chỉ được phép ở một bên của bàn cờ, không được di chuyển sang nữa bàn cờ của đối phương. Nước đi của tượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.

: Đi chéo 1 ô mỗi nước. Sĩ luôn luôn phải ở trong cung như con Tướng.

Tướng: Đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc. Tướng luôn luôn phải ở trong phạm vi cung và không được ra ngoài. “Cung” tức là hình vuông 3×3 được đánh dấu bởi đường chéo hình chữ X.

  • Luật chơi:

Hai người nhận quân của mình, một người cầm quân Đỏ và một người cầm quân Đen.

Mục đích của mỗi bên là Tướng của đối phương, người chơi tìm các cách để di chuyển các quân cờ của mình đúng luật (các quân cờ phải được di chuyển theo đúng cách di chuyển của nó được hướng dẫn ở trên) và ăn quân cờ của đối phương nếu cần thiết để chiếu bí Tướng của đối phương để dành thắng lợi.

Ăn quân: khi quân cờ di chuyển đến 1 vị trí mà vị trí đó quân cờ đối phương đang đứng thì quân đối phương sẽ bị ăn và được đưa ra khỏi bàn cờ và quân cờ của bạn sẽ đứng ở vị trí đó.

Chống tướng: hai quân Tướng của 2 bên không được nằm trên cùng một hàng dọc mà không có một quân cờ nào cản. Nước đi để hai Tướng trong vị trí chống tướng là nước cờ không hợp lệ.

Chiếu tướng: quân cờ của một bên di chuyển 1 nước làm cho Tướng đối phương có thể bị bắt bởi chính quân đó hoặc quân khác thì đó gọi là chiếu tướng. Gặp nước chiếu tướng thì bên bị chiếu phải tìm cách để Tướng không bị bắt tránh hết cờ.

Chiếu bí: chiếu bí cũng là một nước chiếu tướng nhưng bên bị chiếu không có khả năng đỡ.

Kết thúc của trận đấu:

Cờ thắng nếu:

– Chiếu bí được Tướng đối phương.

– Khi Tướng của đối phương bị vây chặt hết nước đi và các quân khác của đối phương cũng không thể di chuyển được thì tuy chưa bị chiếu hết, đối phương vẫn bị tuyên bộ thua cờ.

– Chiếu Tướng đối phương mà đối phương không chống đỡ cho Tướng mình được.

– Bất kể tình huống nào, đối phương dùng một quân chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi, thì phải thay đổi nước di, nếu không bị xử thua.

– Đối phương tự tuyên bố xin thua.

Cờ hòa nếu:

– Thấy ván cờ mà hai bên không thể bên nào thắng, tức là cả hai bên không còn quân nào có thể tấn công đối phương để chiếu bí được Tướng đối phương.

– Một bên đề nghị hòa, bên kia đồng ý thì ván cờ được công nhận là hòa.

– Khi một bên đang vào thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.

Video minh họa: https://www.youtube.com/watch?v=oLFp_yMObK4

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #cotuong; #co-tuong; #trochoidangian #cachchoi #thuvientrochoi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *