Trò chơi Các Trò Vật

Trò chơi Các Trò Vật

 CÁC TRÒ VẬT

Từ xa xưa, “Các trò vật” xuất hiện nhiều trong dân gian ta và được giữ gìn, phát huy sáng tạo đến ngày nay. Một số trò tiêu biểu được kể đến như: đấu vật, vật chày (của người Dao đỏ), vật cù, vật tay (hiện đại), vật ngón tay (hiện đại),..

Thể Loại: Trò chơi dân gian

Dân tộc/ Khu vực: 

Theo truyền thuyết, Bà Lê Chân nữ tướng tiên phong của Hai Bà Trưng, xưa kia đã dùng môn vật để tuyển binh, tuyển tướng. Vì vậy, làng Mai Động, mỗi khi mở hội vật đều có làm lễ xin phép Bà và đồng thời để nhắc nhở lại những kỷ niệm của Bà Lê Chân thuở trước. Đấu vật còn được tổ chức vào lễ hội ngày Tết ở Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Nam Định,… Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng. Để khuyến khích tài năng cũng như sự rèn luyện của trai tráng, nhiều làng xã đã treo giải vật rất cao trong ba ngày Tết. Tục xưa, người ta trao giải bằng tiền, bằng mâm đồng, nồi đồng hay một số thứ khác.

 

Mục đích, ý nghĩa: 

“Các trò vật” đề cao tinh thần thượng võ của nhân dân ta, là môn thi đấu thể thao hữu ích, giúp người chơi rèn luyện thể lực, thêm cường tráng, thêm nghị lực, lòng dung cảm để xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngày nay “Các trò vật” đã trở thành một tục lệ được tổ chức trong các lễ hội mỗi dịp Tết đến xuân về mang lại không khí vui chơi giải trí cho người dân.

Chuẩn bị:

Người chơi

 – Trò vật thi đấu 1-1. Người chơi thường là nam – những người trai tráng khỏe mạnh hay những đô vật được rèn luyện chuyên nghiệp. Tuy nhiên ngày nay vẫn có những giải vật nữ.

– Trang phục: Đô vật khi dự vật mình trần trùng trục và chỉ đóng một chiếc khố.

Không gian chơi

Bãi đất trống hoặc sân đình, sân làng. 

Kỹ thuật

Trò vật có những kỹ thuật riêng như đệm, bốc, ghì,.. Tùy từng hoàn cảnh và điều kiện, đô vật phải biết lợi dụng triệt để các thời cơ để quật ngã hay bê bổng đối phương.

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

– Hai người sẽ thi đấu trên sàn đấu trong sân đấu – được thiết kế là một vòng tròn ở bãi đất trống hoặc sân đình, sân làng. Trước khi vật, hai người đối thủ cùng lên đài, múa tay co chân, đi lại rình miếng lẫn nhau.

– Sau đó, hai người xông vào nhau, ôm lấy nhau vật, dùng tay và sức để thi đấu với nhau. Theo phong tục Việt Nam, muốn thằng phải vật cho đối phương “ngã ngựa trắng bụng” hay “tấm lưng trắng bụng” hoặc nhấc bổng được đối phương lên.

– Quanh sân đấu, sẽ có những người làm nhiệm vụ phất cờ đánh trống trong lúc các đối thủ tranh tài, ngoài ra sẽ có những người đứng bên ngoài sẽ cổ vũ, hò reo để tạo không khí thi đấu.

Sưu tầm: Vũ Thị Nhật Lệ

Video minh họa:

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #cactrovat; #cac-tro-vat; #thuvientrochoi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *