Trò Chơi Bóng Bàn

Trò Chơi Bóng Bàn

BÓNG BÀN  

Môn thể thao này có nguồn gốc từ nước Anh thời Victoria, vốn là một trò giải trí trong phòng khách sau giờ ăn tối. Có ý kiến cho rằng phiên bản sơ khai của trò chơi được phát triển bởi các sĩ quan quân đội Anh ở Ấn Độ vào khoảng những năm 1860 hoặc 1870, rồi sau đó mới được mang trở về quê hương. Người ta sử dụng một dãy sách dựng dọc giữa bàn để làm lưới, và dùng hai cuốn sách nữa làm vợt, đánh một trái bóng gôn qua lại liên tục. 

Chuẩn bị:

Kỹ thuật:

Mặc dù người chơi bóng bàn có thể cầm vợt theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung có thể phân loại thành hai trường phái chính, penhold và shakehand. Không có điều luật bóng bàn nào quy định cụ thể về cách người chơi cầm vợt, vậy nên đã có rất nhiều cách cầm vợt được sử dụng.

Penhold (Cầm vợt dọc)


 

Sở dĩ cách cầm vợt này có cái tên như vậy vì nó tương tự với cách người ta cầm một cây viết. Các phong cách chơi vợt dọc của những người chơi khác nhau thì rất đa dạng. Phong cách phổ biến nhất là phong cách vợt dọc của người Trung Quốc, được thực hiện bằng cách cuộn tròn ngón giữa, ngón áp út và ngón út ở mặt sau cây vợt, sao cho ba ngón tay kể trên luôn cuộn sát nhau. Các tay vợt dọc kiểu Trung Quốc ưa thích loại vợt có phần đầu tròn, phù hợp cho lối chơi trên mặt bàn. Còn có một phong cách vợt dọc khác, được gọi là vợt dọc kiểu Nhật/ Hàn Quốc, khác biệt ở chỗ ba ngón cuối bàn tay đều chạm vào mặt sau của vợt thay vì cuộn vào nhau như kiểu Trung Quốc. Đôi khi xuất hiện một cách cầm vợt kết hợp cả hai kiểu trên, trong đó ngón giữa, ngón áp út và ngón út duỗi thẳng nhưng vẫn chồng lên nhau, hoặc cả ba ngón đều chạm vào mặt sau cây vợt mà vẫn tiếp xúc với nhau. Các tay vợt dọc Nhật Bản và Hàn Quốc thì lại thường dùng vợt đầu vuông dành cho lối chơi xa bàn. Những cây vợt đầu vuông này có một khối chất liệu cork ở phía trên tay cầm, cũng như một lớp cork mỏng ở mặt sau của vợt, để tăng độ bám và sự thoải mái. Trường phái vợt dọc phổ biến ở nhóm người chơi đến từ các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Theo truyền thống, người chơi vợt dọc chỉ dùng một mặt vợt để đánh bóng khi chơi bình thường, và mặt tiếp xúc với ba ngón cuối bàn tay thì không được sử dụng. Lối chơi này được gọi là “vợt dọc truyền thống” và thường áp dụng cho các dòng vợt đầu vuông. Tuy nhiên, vào những năm 1990, người Trung Quốc đã phát triển một kỹ thuật chơi vợt dọc mới, cho phép sử dụng cả hai mặt vợt để đánh bóng, người chơi sẽ thực hiện một cú đánh trái tay (thường là một cú giật bóng) bằng cách xoay mặt vợt truyền thống về phía chính mình, và vào bóng bằng mặt vợt còn lại. Kỹ thuật này đã cải thiện cả về sức mạnh lẫn tâm lý cho người chơi vợt dọc, vì nó loại bỏ được điểm yếu của các cú đánh trái tay trong lối chơi vợt dọc truyền thống.

Shakehand (Cầm vợt ngang)


 

Cách cầm vợt này có tên như vậy vì nó tương tự với cách người ta thực hiện một cái bắt tay. Mặc dù đôi khi được gọi là kiểu “tennis”, hoặc kiểu “phương Tây”, nhưng nó hoàn toàn không liên quan tới cách cầm vợt tennis phương Tây được phổ biến tại Bờ Tây Hoa Kỳ, khi người ta đặt vợt ở góc 90° và chơi tennis bằng cách xoay cổ tay để điều khiển các khớp ngón tay hướng vợt chạm vào trái bóng. Trong bóng bàn, “phương Tây” dùng để chỉ các quốc gia phương Tây, vì đây là cách cầm vợt duy nhất của đa phần các tay vợt bản địa ở châu Âu và châu Mỹ.

Sự đơn giản và linh hoạt, cùng với sự thừa nhận của các huấn luyện viên giỏi nhất Trung Quốc rằng phong cách chơi châu Âu nên được mô phỏng và huấn luyện, đã khiến kiểu cầm vợt ngang trở nên phổ biến ngay cả ở Trung Quốc. Nhiều tay vợt đẳng cấp thế giới ở châu Âu và Đông Á đều là những tay vợt ngang, người ta cũng công nhận rằng các kỹ thuật vợt ngang dễ học hơn các kỹ thuật vợt dọc, và cho phép người chơi đa dạng hóa lối chơi trong cả tấn công lẫn phòng thủ. 

Seemiller


 

Cách cầm vợt được đặt theo tên người sử dụng nó, nhà vô địch bóng bàn Hoa Kỳ, Danny Seemiller. Được thực hiện bằng cách đặt ngón trỏ và ngón cái vào hai bên mép dưới của mặt vợt và giữ tay cầm bằng các ngón còn lại. Vì chỉ dùng một mặt vợt để đánh bóng, nên có thể dùng hai dạng mặt vợt tương phản nhau cho cốt vợt, và “xoay vợt” để đánh lừa đối phương. Danny Seemiller đã sử dụng một mặt mút gai ngược đi kèm một mặt phản xoáy. Nhiều người chơi ngày nay thì kết hợp mặt mút gai ngược với mặt gai dài. Cách cầm vợt này được đánh giá là rất hữu hiệu cho các cú chặn bóng, đặc biệt với các cú đánh trái tay, và cả các cú giật thuận tay với bóng xoáy xuống. Seemiller trở nên nổi tiếng đỉnh điểm vào năm 1985 khi được sử dụng bởi bốn trong số năm người chơi đến từ Hoa Kỳ trong Giải vô địch thế giới, bao gồm Danny Seemiller, Ricky Seemiller, Eric Boggan và Brian Masters.

Một tư thế sẵn sàng tốt sẽ cho phép bạn di chuyển nhanh chóng vào vị trí và giữ được thăng bằng khi thực hiện các cú đánh mạnh mẽ.

Tư thế trong bóng bàn còn được gọi là ‘tư thế sẵn sàng’. Đó là vị trí mà người chơi chọn ban đầu khi chuẩn bị trả giao bóng và quay lại sau khi chơi một lượt để chuẩn bị cho lượt chơi tiếp theo. Nó bao gồm việc giữ khoảng cách giữa hai bàn chân rộng hơn vai, và phải hơi cúi người một chút. Cúi người là một động tác hiệu quả để di chuyển nhanh chóng và đưa các cơ bắp vào trạng thái chuẩn bị để chuyển nhiều động năng hơn. Phần thân trên hơi hướng về phía trước, và người chơi phải nhìn về phía chính diện. Vợt trong trạng thái sẵn sàng, với cánh tay cầm vợt hơi gấp khúc. Vị trí phải đem lại cảm giác cân bằng, tạo cơ sở vững chắc cho các pha tấn công và di chuyển nhanh sang hai bên. Người chơi hoàn toàn có thể điều chỉnh tư thế của mình theo sở thích cá nhân và thay đổi tư thế trong các trường hợp cụ thể. 

Cách cầm vợt bóng bàn


 

Kỹ thuật đầu tiên bạn cần thực hiện chuẩn khi chơi môn thể thao này đó chính là cách cầm vợt bóng bàn. 

Bạn sẽ không thể này trở thành một người chơi chuyên nghiệp nếu như không biết cách cầm vợt hoặc cầm vợt sai kỹ thuật. Chỉ khi cầm vợt đúng thì chúng ta mới kiểm soát được tốc độ của bóng và có thể phản ứng nhanh, chính xác trước đường bóng của đối thủ.

Hiện nay có 2 kỹ thuật cầm vợt bóng bàn được áp dụng trong thi đấu và tập luyện:

  • Cách 1: Cầm vợt ngang tay, tức là ngón tay cái của bạn phải cong tự nhiên và áp sát vào phía trước cán của cốt vợt, đồng thời áp ngón trỏ phía sau cán vợt, các ngón tay còn lại nắm cán vợt tự nhiên.

  • Cách 2: Cầm vợt dọc tay, tức là bạn sẽ dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp chặt lấy vợt tại điểm giữa cán vợt và mặt vợt, các ngón tay còn lại ép sát vào mặt vợt bóng bàn sao cho tự nhiên, thoải mái.

kỹ thuật đánh bóng bàn

Các cách cầm vợt bóng bàn phổ biến hiện nay

 Kỹ thuật giao bóng bàn


 

Sau khi đã thực hiện nhuần nhuyễn kỹ thuật cầm vợt thì bước tiếp theo bạn cần học đó chính là cách giao bóng bàn.

Giao bóng tốt sẽ đồng nghĩa với việc tạo ra thế chủ động ban đầu để bạn có thể đưa đối phương vào thế bị động, từ đó cơ hội chiến thắng của bạn sẽ cao hơn.

 

Dưới đây là các bước thực hiện kỹ thuật giao bóng cơ bản một cách chuẩn xác và hiệu quả nhất:

  • Bước 1: Đặt quả bóng bàn trong lòng bàn tay, giữ tay cầm bóng cao hơn mặt bàn, ở phía sau đường cuối của bàn bóng bàn. 

  • Bước 2: Tung nhẹ bóng lên trên theo phương thẳng đứng và không được để quả bóng xoáy, điểm cao nhất của bóng cách mặt bàn ít nhất 16cm. 

  • Bước 3: Khi bóng rơi xuống ngang tầm tay (ở vị trí phía trước phần ngực – bụng) bạn hãy dùng vợt đánh bóng rơi vào phần mặt bàn của mình sao có bóng nẩy qua lưới và sang mặt bàn của đối phương.

kỹ thuật đánh bóng bàn

Kỹ thuật giao bóng bàn

Chú ý: Tùy từng người chơi mà hiện nay kỹ thuật giao bóng có các biến tấu như: giao bóng lên thuận tay và trái tay, giao bóng xuống thuận tay và trái tay, giao bóng thuận tay lên ngang sang trái, giao bóng trái tay, hướng ngang xuống sang phải.

 

Kỹ thuật đỡ giao bóng bàn


 

Đỡ giao bóng chính là một trong 3 kỹ thuật đánh bóng bàn cơ bản cho người mới bắt đầu mà bạn cần học ngay đúng, chuẩn và nhuần nhuyễn ngay từ những ngày đầu.

Khi nắm vững được kỹ thuật đỡ giao bóng bàn thì chúng ta có thể đổi từ bị động sang chủ động để giành lại ưu thế trong mỗi ván đấu.

 

Trước khi đỡ giao bóng bạn cần phán đoán tính chất của bóng đến như độ cao, điểm rơi, tốc độ, sức mạnh, độ xoáy,… Để làm tốt điều này đòi hỏi bạn phải có quá trình học tập nghiêm túc và luyện tập chăm chỉ. Khi thực hành nhiều thì tự nhiên bạn sẽ có được sự phán đoán và phản xạ chính xác.

kỹ thuật đánh bóng bàn

Kỹ thuật đỡ giao bóng bàn

Dưới đây là các kỹ thuật đỡ giao bóng bàn thường gặp nhất:

Đỡ giao bóng nhanh thuận tay và trái tay: 

  • Đặc điểm của bóng: Đối phương giao bóng sang nhanh ở tốc độ cao, đường vòng cung thấp, điểm rơi xa nên chúng ta thường không kịp né thân đánh trả. 

  • Kỹ thuật: Bạn nên lùi ra sau một chút trước khi thực hiện động tác đẩy chặn trái tay, sau đó đợi cho tốc độ bóng đánh sang chậm lại một chút sẽ đánh trả.

Đỡ giao bóng xoáy xuống nhanh:

  • Đặc điểm của bóng: Tốc độ nhanh, xoáy xuống và có điểm rơi xa

  • Kỹ thuật: Điều chỉnh mặt vợt hơi ngửa ra sau, tăng thêm lực lên vợt để đánh trả. Tuy nhiên nếu tốc độ bóng đánh sang nhanh nhưng cường độ xoáy không lớn thì bạn không nên để mặt vợt quá ngửa ra sau nhé.

Đỡ giao bóng ngắn:

  • Đặc điểm của bóng: Quả bóng bàn bay sang bàn của bạn ở vị trí gần lưới.

  • Kỹ thuật: Luôn chú ý đường bóng và xác định đúng điểm rơi của bóng để xác định đây là cú giao bóng ngắn. Khi đã xác định được thì bạn cần nhanh chóng di chuyển lên phía trước đến vị trí thích hợp nhất, sau đó sử dụng đầy đủ sức mạnh của cẳng tay và cổ tay để điều chỉnh góc độ mặt vợt và phương hướng dùng sức cho phù hợp. Sau khi đánh bóng xong cần nhanh chóng trở về vị trí đứng ban đầu.

 


Để thực hiện các kỹ thuật đánh bóng bàn nâng cao, bạn cần phải thực hiện đúng và nhuần nhuyễn những kỹ thuật cơ bản phía trên nhé!

Sau đây là 2 kỹ thuật nâng cao mà nhất định bạn phải học nếu muốn nâng cao trình độ chơi bóng bàn của mình một cách nhanh nhất.

Kỹ thuật cắt bóng bàn

 

Trong kỹ thuật đánh bóng bàn nâng cao, bạn cần có sự biến hoá về động tác đón bóng nhằm khiến đối phương khó phát lực khi đánh trả bóng.

kỹ thuật đánh bóng bàn

Kỹ thuật cắt bóng bàn nâng cao

Kỹ thuật cắt bóng thuận tay:

  • Bước 1: Bạn nên đứng cách bàn bóng bàn khoảng 1m, thả lỏng cơ thể để chuẩn bị thực hiện động tác cắt bóng.

  • Bước 2: Hơi đưa chân trái lên phía trước, dồn trọng tâm vào chân phải, sau đó hai gối hơi khuỵu xuống và hóp bụng, ngực.

  • Bước 3: Hơi nghiêng sang phải, co cánh tay lên một cách tự nhiên, cẳng tay hơi nâng lên phía trên và đưa vợt lên sao cho mặt vợt ngửa.

  • Bước 4: Xoay người sang bên trái, sau đó vung vợt xuống dưới bên trái ở phía trước tại thời điểm bóng bắt đầu bật lên khỏi mặt bàn.

Kỹ thuật cắt bóng trái tay:

Động tác cắt bóng trái tay có kỹ thuật khá giống với động tác cắt bóng thuận tay ở trên. Tuy nhiên tay và hướng vung vợt sẽ ngược lại với cắt bóng thuận tay. Hơn nữa kỹ thuật trái tay này đòi hỏi người chơi phải tập trung nhiều lực ở cẳng tay và cổ tay hơn vì sẽ giúp bạn đánh bóng nhanh và chính xác.

 

Kỹ thuật giật bóng bàn

Giật bóng là động tác mà những người chơi bóng bàn, đặc biệt là các vận động viên và người chơi chuyên nghiệp thường sử dụng để để tấn công. Nguyên nhân vì thực hiện giật bóng sẽ tạo ra đường bóng đi theo hình vòng cung lớn, có độ xoáy rất dữ dội và có sức công phá mạnh.

kỹ thuật đánh bóng bàn

Kỹ thuật giật bóng bàn nâng cao

Kỹ thuật giật bóng thuận tay:

  • Bước 1: Đưa chân phải (chân thuận) về phía sau còn chân trái (chân không thuận) thì chếch lên trước. 

  • Bước 2: Đứng thoải mái sao cho hai chân dang rộng bằng vai, cơ thể tạo được với đường biên ngang của bàn một góc 45 độ.

  • Bước 3: Khi bóng bàn bay tới, nhanh chóng vung vợt từ phía sau lên trước, hướng sang trái và chếch lên trên, sau đó dùng lực để đánh bóng.

  • Bước 4: Sau khi đánh bóng xong, chuyển trọng tâm từ chân phải sang chân trái, thả lỏng người và quay về vị trí ban đầu.

Kỹ thuật giật bóng trái tay:

  • Bước 1: Đứng thẳng, thân người hơi hướng về phía trước nơi mà bạn muốn đánh bóng đi đến.

  • Bước 2: Vung vợt về phía trước và đánh mạnh vào bóng ở vị trí cao ngang với chiều cao của vai. 

Chú ý: Vị trí đặt chân ở kỹ thuật này sẽ ngược lại với kỹ thuật trái tay. Cụ thể bạn sẽ đưa chân trái về sau và chân phải lên trước nhé!

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

* Bắt đầu một trận đấu


 

Theo điều 2.13.1 của ITTF, lượt giao bóng đầu tiên sẽ được quyết định thông qua phương pháp bắt thăm, phổ biến là tung đồng xu. Cũng khá thường thấy khi một người chơi (hoặc trọng tài) cầm trái bóng trong một bàn tay nào đó, giấu dưới gầm bàn, và để một người chơi còn lại đoán thử trái bóng ở trong tay nào, nếu đoán đúng sẽ được quyền giao bóng trước, hoặc chọn bên bàn để thi đấu.

Giao bóng và trả giao bóng


 

Trong ván đấu, người cầm giao bóng là người bắt đầu một lượt chơi. Người cầm giao bóng trong tư thế đứng, giữ trái bóng nằm trên lòng bàn tay không cầm vợt được gọi là tay không thuận. Tiếp đó tung không xoáy trái bóng lên không trung với độ cao ít nhất là 16 cm (6.3 in). Người cầm giao bóng dùng vợt tác động vào trái bóng, sao cho bóng chạm phần bàn của mình trước và sau đó chạm trực tiếp vào bàn của người trả giao bóng mà không để chạm vào cụm lưới. Trong các trận đấu cấp thấp, nhiều người chơi bỏ qua thao tác tung bóng. Tuy nhiên, điều này là trái luật và có thể mang lại cho người cầm giao bóng lợi thế không công bằng.

Suốt quá trình giao bóng, trái bóng phải ở phía trên mặt bàn và đằng sau đường biên cuối bàn, gọi là bề mặt thi đấu. Người cầm giao bóng không được dùng cơ thể hoặc quần áo để che khuất tầm nhìn trái bóng, tức là đối phương và trọng tài phải luôn nhìn rõ trái bóng. Nếu trọng tài cho rằng một pha giao bóng phạm quy, trước hết họ sẽ tạm ngừng pha giao bóng đó và đưa ra cảnh báo cho người chơi. Sau đó, nếu giao bóng hỏng rõ ràng hoặc bị trọng tài nghi ngờ về tính hợp lệ một lần nữa, người trả giao bóng sẽ ghi điểm.

Nếu người cầm giao bóng có pha giao bóng “tốt”, thì người trả giao bóng phải trả bóng “tốt” bằng cách đánh trái bóng trước khi nó kịp nảy thêm lần thứ hai, trái bóng sẽ phải qua lưới và lập tức (hoặc sau khi chạm lưới) nảy ít nhất một lần tại phần bàn của đối phương. Tiếp đó, cả người cầm giao bóng và người trả giao bóng phải liên tục trả bóng cho tới khi kết thúc một lượt chơi. Trả giao bóng là một trong những phần khó nhất trận đấu, vì quả giao bóng ban đầu thường khó dự đoán và do đó cũng là pha bóng mang lại nhiều lợi thế nhất cho người chơi, khi họ có thể tùy ý lựa chọn tốc độ lẫn độ xoáy.

Let


 

Let là một lượt chơi mà kết quả ghi điểm không được công nhận, và được trọng tài gọi cho các trường hợp sau: 

  • Khi giao bóng, bóng chạm lưới nhưng các yếu tố khác của một pha giao bóng tốt đều thỏa mãn hoặc trái bóng bị cản trở bởi người chơi thuộc bên cầm giao bóng. Cản trở ở đây nghĩa là một người chơi chạm vào bóng khi nó vẫn còn ở trên không trung, và bóng vẫn chưa hề chạm vào phần bàn của người chơi đó kể từ lần cuối cùng nó bị tác động.
  • Khi người nhận bóng chưa chuẩn bị sẵn sàng mà bóng vẫn được giao.
  • Khi người chơi không thể thực hiện giao bóng tốt hoặc trả bóng tốt do xáo trộn ngoài tầm kiểm soát của họ.
  • Khi pha bóng bị gián đoạn bởi trọng tài hoặc trợ lý trọng tài.

Let còn được gọi cho pha giao bóng lỗi, trong trường hợp trái bóng được đánh bởi người cầm giao bóng đồng thời trái bóng không ở sau đường biên cuối bàn hoặc trái bóng chạm mép bàn hoặc trái bóng chạm lưới.

Ghi điểm


 

Người chơi ghi được điểm với các kết quả trong lượt chơi sau: 

  • Đối phương không thể thực hiện thành công một pha giao bóng tốt hoặc trả bóng tốt.
  • Sau khi thực hiện một pha giao bóng tốt hoặc một pha trả bóng tốt, trái bóng chạm vào bất kỳ thứ gì khác ngoài cụm lưới trước khi được đối phương đánh đi.
  • Trái bóng vượt quá phần bàn hoặc ra ngoài đường biên cuối bàn của người chơi mà chưa chạm vào phần bàn của họ sau khi bị đối phương đánh đi.
  • Đối phương cản trở bóng.
  • Đối phương tác động vào bóng hai lần liên tiếp. Chú ý, tay cầm vợt cũng được tính là một phần của vợt và một pha trả bóng tốt thực hiện bằng bàn tay hoặc ngón tay thì vẫn được công nhận. Không tính là lỗi nếu trái bóng vô tình chạm tay hoặc ngón tay rồi mới chạm vào vợt của người chơi.
  • Đối phương đánh bóng bằng một phần không được phủ cao su của cốt vợt.
  • Đối phương tác động làm di chuyển mặt bàn hoặc chạm vào lưới.
  • Đối phương để tay tự do chạm vào mặt bàn.
  • Trong phương pháp đánh khẩn trương, nếu người nhận bóng thực hiện trả bóng tốt 13 lần thì người nhận bóng ghi điểm.
  • Khi đối phương bị cảnh cáo vi phạm hai lần trong một trận đấu cá nhân hoặc đồng đội. Nếu tiếp tục vi phạm thêm lần ba, người chơi sẽ được hai điểm. Nếu trận đấu cá nhân hoặc đồng đội chưa kết thúc, mọi điểm phạt chưa được sử dụng có thể chuyển sang ván đấu tiếp theo.

Một ván đấu được định đoạt thắng thua khi một trong hai người chơi giành được 11 điểm trước. Trong trường hợp mỗi bên cùng giành được 10 điểm, người chơi nào giành liên tiếp hai điểm trước thì là người chiến thắng. Một trận gồm một số lẻ ván, với người thắng cuộc là người giành chiến thắng nhiều ván hơn. Trong các cuộc thi đấu, một trận thường có 5 hoặc 7 ván đấu.

Đổi giao bóng và kết thúc


 

Quyền cầm giao bóng thay đổi luân phiên giữa các người chơi cứ sau hai điểm (bất kể ai là người giành chiến thắng trong lượt chơi) cho đến khi kết thúc ván đấu, trong trường hợp cả hai người chơi đều ghi được 10 điểm hoặc phương pháp đánh khẩn trương được áp dụng thì trình tự giao bóng và trả giao bóng vẫn giữ nguyên nhưng mỗi người chơi chỉ được giao bóng một lần trong mỗi lượt cầm giao bóng của mình.Người chơi cầm giao bóng đầu tiên trong một ván thì ván sau sẽ chuyển thành người trả giao bóng đầu tiên.

Sau mỗi ván đấu, người chơi đổi phần bàn cho nhau. Điều này cũng diễn ra trong ván đấu cuối cùng của một trận đấu, ví dụ ván thứ năm hoặc ván thứ bảy, người chơi sẽ đổi phần bàn cho nhau ngay khi có một trong hai người chơi giành được điểm số thứ năm, bất kể quyền giao bóng đang thuộc về ai. Nếu trình tự giao bóng và trả giao bóng không đúng, điểm ghi được trong tình huống đó vẫn được tính và trận đấu tiếp tục với trình tự tại điểm số vừa được ghi.

Ngoài là trò chơi giữa các cá nhân, các cặp đôi cũng có thể tham gia chơi bóng bàn. Thể thức thi đấu đơn và đôi đều có mặt trong các giải đấu quốc tế, bao gồm Thế vận hội từ năm 1988 và Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung từ năm 2002. Năm 2005, ITTF thông báo rằng thể thức thi đấu đôi sẽ chỉ còn là một phần của nội dung thi đấu đồng đội trong Thế vận hội 2008.

 

Sưu tầm: Lê Thu Hường 

Video minh họa: 

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #bongban; #bong-ban; #thuvientrochoi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *