Cờ Caro

Cờ Caro

CỜ CARO 

Tên trò chơi: CỜ CARO

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Mục đích, ý nghĩa: giải trí, tăng khả năng tư duy cho người chơi.

Lịch sử: 

– Cờ ca-rô trong tiếng Triều Tiên là omok (오목) và trong tiếng Nhật là 五目並べ (gomoku narabe); tiếng Anh, sử dụng lại tiếng Nhật, gọi là gomoku.

– Ban đầu loại cờ này được chơi bằng các quân cờ vây (quân cờ màu trắng và đen) trên một bàn cờ vây (19×19). Quân đen đi trước và người chơi lần lượt đặt một quân cờ của họ trên giao điểm còn trống. Người thắng là người đầu tiên có được một chuỗi liên tục gồm 4 quân hàng ngang, hoặc dọc, hoặc chéo không bị chặn đầu nào. Nếu bị chặn một đầu thì người đó cần có chuỗi 5 quân liên tục mới thắng. Nếu chuỗi 5 quân liên tục bị chặn cả hai đầu thì trò chơi tiếp tục. Một khi đã đặt xuống, các quân cờ không thể di chuyển hoặc bỏ ra khỏi bàn, do đó loại cờ này có thể chơi bằng giấy bút. Ở Việt Nam, cờ này thường chơi trên giấy tập học sinh (đã có sẵn các ô ca-rô), dùng bút đánh dấu hình tròn (O) và chữ X để đại diện cho 2 quân cờ.

– Trong các luật bổ sung như vậy thì luật renju (theo tên gọi của người Nhật) là phức tạp và chặt chẽ nhất, đồng thời cũng giúp cân bằng cơ hội của quân trắng (đi sau) với quân đen.

Số lượng người chơi: 2 người

Chuẩn bị:

– Giấy ôly (giấy có kẻ ô vuông, bàn cờ vây)

– Bút viết

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

1. Thắng hoặc hòa khi đi trước

– Đánh quân X đầu tiên vào ô vuông ở góc. Đa số kỳ thủ cờ ca-rô dày dặn kinh nghiệm thường đánh “X” vào ô vuông ở góc khi họ được đi trước. Điều này khiến đối phương dễ mắc sai lầm. Nếu đối thủ đánh O vào bất kỳ chỗ nào khác tâm bàn cờ, bạn có thể giành chiến thắng.

– Đánh quân X đầu tiên vào ô vuông ở góc. Đa số kỳ thủ cờ ca-rô dày dặn kinh nghiệm thường đánh “X” vào ô vuông ở góc khi họ được đi trước. Điều này khiến đối phương dễ mắc sai lầm. Nếu đối thủ đánh O vào bất kỳ chỗ nào khác tâm bàn cờ, bạn có thể giành chiến thắng. 

– Cố gắng giành chiến thắng nếu đối phương đánh quân O đầu tiên vào ô vuông ở giữa. Trong trường hợp quân O đầu tiên của đối thủ đi vào tâm bàn cờ, bạn phải đợi họ sơ sẩy trước khi đánh bại họ. Nếu đối thủ tiếp tục đi đúng nước, ván cờ thường có kết quả hòa. Sau đây là hai phương án để bạn tham khảo ở lượt đánh kế tiếp, cùng với phần hướng dẫn cách chiến thắng nếu đối phương đi nước cờ nào đó (nếu không, hãy cứ tiếp tục chặn và cầm hòa họ):

+ Đánh quân X thứ hai vào ô vuông ở góc đối diện với quân bạn đi ban đầu, sao cho chúng tạo thành đường “X O X” cắt chéo bàn cờ. Nếu họ đáp trả bằng việc tích vào một trong các ô vuông ở góc, bạn hoàn toàn có thể thắng![2] Hãy đánh quân X thứ ba vào ô trống ở góc duy nhất còn lại, đối thủ sẽ không tài nào chặn nổi nước cờ tiếp theo của bạn.

+ Hoặc, đánh quân X thứ hai vào sát mép bàn cờ (không phải góc), đừng để hai quân X gần nhau. Nếu đối phương tích vào ô vuông ở góc nằm khác phía với quân X thứ hai, bạn có thể chặn đường họ đi và nghiễm nhiên chiến thắng ở nước thứ tư của mình.

– Thắng trong trường hợp đối phương không đánh quân O đầu tiên vào tâm bàn cờ. Nếu họ tích vào ô vuông nào đó nằm ngoài tâm bàn cờ, bạn có thể chiến thắng. Hãy đáp trả bằng cách tiếp tục đánh vào góc sao cho hai quân X cách nhau một ô trống.

+ Ví dụ: Quân X đầu tiên của bạn nằm tại ô vuông trên cùng bên trái và đối thủ tích O vào ô vuông giữa cũng ở hàng trên cùng đó. Bạn có thể đánh quân X thứ hai vào góc dưới cùng bên trái hoặc bên phải. Đừng tích vào ô vuông trên cùng bên phải vì bạn đang cần tạo khoảng trống giữa hai quân X.

– Đánh quân X thứ ba để tạo nước đôi. Điều đối thủ phải làm lúc này là đánh O vào giữa hai quân X nằm cùng hàng để chặn bạn. (Nếu không làm vậy, họ sẽ thua vì bạn tạo được một hàng ba quân X liên tiếp). Sau đó, trên bàn cờ xuất hiện ô trống nằm cùng hàng với cả quân X thứ nhất và quân X thứ hai, hai hàng đều chưa bị chặn. Hãy đánh vào ô này.

Ví dụ: Tìm mẩu giấy để vẽ bàn cờ ca-rô, bố trí sao cho “X O _” ở hàng trên cùng, “O _ _” ở hàng giữa và hàng dưới cùng là “X _ _”. Nếu bạn tích vào ô vuông dưới cùng bên phải, quân X thứ ba lúc này sẽ nằm cùng hàng với cả hai quân X còn lại.

– Thắng ở nước thứ tư. Sau khi đánh quân X thứ ba, bạn chỉ cần tích vào một trong hai ô trống của nước đôi vừa tạo để ấn định chiến thắng. Do đối thủ không được phép đi hai nước, họ chỉ có thể chặn một hàng mà thôi. Hãy tích quân X thứ tư vào ô trống còn lại ở hàng không bị chặn và kết thúc ván cờ.

2. Không bao giờ chịu thua kể cả khi phải đi sau

– Thủ hòa nếu đối phương đánh vào góc. Nếu đối phương đi trước và đánh quân O vào góc, hãy tích X vào tâm bàn cờ. Bạn nên đánh quân X thứ hai vào sát mép bàn cờ, không phải góc, trừ khi bạn cần ngăn đối thủ tạo thành hàng 3 quân liên tiếp. Khi áp dụng chiến thuật như vậy, mỗi ván cờ đều sẽ kết thúc với tỷ số hòa.[3] Trên lý thuyết, bạn có thể thắng trong tình huống này, với điều kiện là đối thủ phải mắc sai lầm nghiêm trọng, chẳng hạn như họ không nhìn ra bạn đang có hai quân nằm trên cùng một hàng.

Trong phần này, đối thủ vẫn đi quân O, nhưng nên nhớ rằng họ được đánh trước.

– Thủ hòa nếu đối phương đi quân đầu tiên vào tâm bàn cờ. Nếu đối phương đánh trước và đi quân O vào tâm bàn cờ, bạn hãy tích X vào ô vuông ở góc. Sau đó, tiếp tục chặn để thủ hòa.[4] Thật ra thì không có cách nào để thắng trong thế cờ này, trừ khi đối phương ngừng cố gắng hay muốn nhường bạn thắng!

– Gắng giành thắng lợi nếu đối thủ đánh quân đầu tiên vào sát mép bàn cờ. Đối thủ của bạn thường đi một trong hai nước cờ như trên. Tuy nhiên, nếu họ tích O vào ô vuông sát mép bàn cờ trong lượt đánh đầu tiên, chứ không phải ở góc hay ở tâm, thì bạn vẫn có chút ít cơ hội chiến thắng. Hãy đi quân X đầu tiên vào tâm bàn cờ. Nếu đối phương đánh quân O thứ hai vào sát mép đối diện với quân O đầu tiên, tạo thành hàng hoặc cột gồm các quân cờ theo thứ tự lần lượt là O-X-O, bạn hãy tích X vào ô vuông ở góc. Sau đó, nếu họ đi quân O thứ ba vào góc liền kề với quân X của bạn, tạo thành đường thẳng O-X-X cắt chéo bàn cờ, bạn chỉ cần chặn đầu trước khi đối thủ kịp có một hàng ba quân liên tiếp. Kể từ đây, bạn sẽ nắm chắc phần thắng.

Trong trường hợp đối thủ không đi các nước giống như mô tả bên trên, bạn đành phải chấp nhận kết quả hòa. Hãy cứ chặn tất cả đường đi để cầm hòa họ.

1. Chủ động tấn công, chủ động dồn đối phương vào thế bí

  • Chắc những ai đã chơi cờ caro đều biết tới câu nói “cờ hiểm thế bí”, điều đó nói lên tính chủ động khi chơi cờ caro rất cao. Để luôn chiếm ưu thế, người chơi phải biết cách chủ động tấn công đối phương trước bằng những thế cờ hiểm do bất ngờ quan sát thấy hoặc nghĩ ra. Tấn công chủ động cũng đồng nghĩa với việc biết cách chặn đứng ngay các nguy cơ có thể xảy đến với các thế cờ của đối phương.
  • Khi đã chặn được những thế cờ hiểm của đối phương và thế cờ của bạn đang có nhiều nước triển khai, đó là lúc bạn cần dựa vào kinh nghiệm chơi cờ caro của bản thân để tấn công dồn dập, khiến đối phương không kịp trở tay, mất bình tĩnh và lẽ dĩ nhiên sẽ không thể kịp nhìn ra thế cờ hiểm của bạn và dẫn tới thua.

2. Tấn công chéo, cách chơi cờ caro gây bất ngờ

  • Tấn công chéo là cách chơi cờ caro đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất cao, chỉ bằng cách người chơi kết nối từ một quân hàng ngang, hàng dọc bất kỳ và triển khai theo những đường chéo khác nhau hướng ra ngoài.

Video minh họa: https://www.youtube.com/watch?v=3Oypr-xu9D8

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #cocaro; #tco-caro; #thuvientrochoi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *