NHẢY SẠP
Nhảy sạp hay múa sạp (tiếng Anh: bamboo dancing) là một điệu nhảy hoặc múa trên những thanh tre. Múa sạp là điệu múa dân gian đặc sắc của dân tộc Mường trong những dịp vui, trong lễ hội xuân, ngày nay phát triển rộng ra nhiều dân tộc khác.
Thể Loại: Trò chơi dân gian.
Lịch sử:
- Khác với đa phần những trò chơi dân gian khác có bắt đầu từ vùng đồng bằng châu thổ, nhảy sạp có nguồn gốc lâu đời từ vùng núi Tây Bắc. Đồng bào ở nơi đây vào mỗi dịp lễ tết sẽ tổ chức và cùng nhau tham gia vào trò chơi này.
- Hiện nay, nhảy sạp không chỉ gói gọn ở vùng Tây Bắc mà đã phát triển ở những vùng miền khác của đất nước. Các dân tộc ở Việt Nam thường tổ chức múa sạp vào các ngày hội, lễ tết, như ngày mùa, Tết Nguyên Đán hay vào các đêm trăng sáng (người Khơ Mú ở Điện Biên).
Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam .
Mục đích, ý nghĩa:
- Rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn
- Rèn luyện tính nhẫn nhãi và đoàn kết trong quá trình chơi.
Số lượng người chơi:
Nhảy sạp là trò chơi tập thể, do vậy càng nhiều người tham gia trò chơi càng sôi động, hấp dẫn., tuy nhiên số người chơi sẽ được chia làm 2 tốp: 1 tốp sẽ đảm nhận nhiệm vụ đập sạp và 1 tốp là nhảy sạp.
Với tốp nhảy sạp đòi hỏi cách nhảy sạp vừa đúng nhịp điệu tiết tấu vừa phải có những động tác khéo léo của tay chân nếu không sẽ dẫm lên sạp và làm hỏng cả bài múa.
Còn đối với người đập sạp phải đưa rất đều tay, đúng nhịp với tốc độ vừa phải. Thông thường lúc đầu tốc độ đập sạp sẽ chậm để người nhảy dễ dàng nhập cuộc hơn nhưng càng về sau sẽ dồn dập nhanh hơn tăng độ khó từ đó khiến buổi múa sạp trở nên sinh động hấp dẫn người xem hơn.
Chuẩn bị:
- Không gian: Trò chơi nhảy sạp có kèm theo dụng cụ, do vậy, cần không gian rộng lớn, bằng phẳng để chơi. Một số địa điểm lý tưởng bạn có thể tham khảo như công viên, nhà đa năng tại trường học, sân thể dục, sân trường, sân đình, khu văn hóa ,…..
- Đạo cụ cần thiết cho múa sạp phải có hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái và nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa (đường kính 3 đến 4cm, dài 3 đến 4m).
- Khi múa, người ta đặt hai sạp cái để cách nhau vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cây sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng 2 gang tay tạo thành dàn sạp.
- Người múa chia ra một tốp đập sạp và một tốp múa, mỗi tốp có thể từ vài cặp trai gái đến nhiều cặp, càng nhiều đội hình càng phong phú, sinh động.
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
– Tốp đập sạp: mỗi đôi trai gái ngồi hai đầu một cặp sạp con và gõ theo nhịp 4/4, cứ ba lần gõ sạp con lên sạp cái thì một lần gõ hai sạp con vào nhau tạo ra âm thanh, tiết tấu cho múa, vừa gõ vừa hát.
– Tốp múa:
- Tốp nhảy sạp nhảy qua các thanh tre, cố gắng nhảy sao cho không đụng vào các thanh tre.
- Nhảy lần lượt qua các cặp thanh tre và nhảy được ra ngoài, sau đó quay trở lại điểm xuất phát đợi chơi tiếp lượt sau.
- Khi nhảy qua được 2 thanh tre thì tốp sau xuất phát, không cần chờ hiệu lệnh.
- Mức chơi khó hơn, khi các cặp nhảy vào sạp, mỗi người cầm một chiếc khăn màu dài, khi tung lên, khi uốn lượn quanh người. Động tác khi lướt nhẹ nhàng, uyển chuyển, lúc dồn dập quay, nhảy, bay trên sạp; đội hình uốn lượn, quấn quýt, biến đổi ngang, dọc, chéo, tròn, tất cả đều diễn ra trên dàn sạp và phải đúng nhịp, làm sao khi hai sạp con chập vào nhau thì không bị kẹp chân vào. Cứ hai tốp gõ sạp và nhảy múa thay nhau trong tiếng cồng, tiếng trống nhịp nhàng, sôi động.
Nhảy sạp tại các quốc gia:
- Thái Lan: Nhảy sạp (tiếng Thái ở Quỳ hơp gọi là “tặp xạc”, nghĩa là “vỗ chày vào nhau”) là một trong những vũ điệu đặc trưng, tiêu biểu nhất của người Thái. Khởi thuỷ của “nhảy sạp” là bắt nguồn từ công việc (ở đây là giã gạo): Những đêm trăng thanh, gió mát, các chị, các cô gái trong bản thường giúp nhau giã gạo tranh thủ để ngày mai đi làm việc sớm hơn.
- Philippines:Theo các tài liệu lịch sử, điệu múa Tinikling bắt nguồn từ sự chiếm đóng của Tây Ban Nha ở Philippines – đặc biệt là trên đảo Leyte. Những người nông dân trồng lúa trên quần đảo Visayan thường đặt bẫy tre để bảo vệ cánh đồng của họ, nhưng những con chim tikling đã né tránh bẫy của họ. Người dân địa phương bắt chước phong trào của các loài chim, và được cho là, đó là cách điệu múa dân gian truyền thống đầy kịch tính này được sinh ra.
- Ấn Độ:Điệu múa sạp được người địa phương gọi là điệu vũ cheraw, diễn ra trong lễ hội Chapchar Kut của người bộ tộc Mizo để tiễn mùa đông và đón chào mùa xuân đến.
Sưu tầm: Kiều Khánh Ly và Nguyễn Lan Quỳnh
Video minh họa: https://www.yo
utube.com/watch?v=UHXPYS1fj_g
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet;
Hashtags: #nhay-sap; #nhay-sap; #thuvientrochoi