HÁT ĐỐ
Trò chơi có nguồn gốc từ người Ê-đê. Trước đây vào những dịp lễ hội, khi mùa màng đã thu hoạch xong, người Ê-đê thường tổ chức lễ Mừng lúa mới với nghi thức nhập hồng lúa tức là đổ thóc đã tuốt trên rẫy vào cót. Vào dịp này, người Ê-đê thường tổ chức hát đố tiếng Ê-đê gọi là kút.
Mục đích, ý nghĩa:
“Hát đố” giúp cả người chơi và người nghe đều có thể mở mang thêm kiến thức về đời sống tự nhiên và xã hội. Trò chơi rèn luyện trí nhớ, khả năng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sống.
Chuẩn bị:
– Tham gia hát đố phải là đàn ông, từ 50 tuổi trở lên, có vai vế bằng nhau và phải là người có hiểu biết về luật tục, kinh nghiệm trồng trọt, săn bắn, chữa bệnh. Về sau không phân biệt tuổi tác, ai cũng có thể chơi trò hát đố.
– Thường có hai người tham gia trò chơi này. Đó là nhwuxng người có trí nhớ tốt, thông hiểu luật tực, kinh nghiệm sản xuất, săn bắn,… vừa biết hát và có giọng hát hay.
Có thể chơi ngoài sân hay trong nhà…
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
– Hai người sẽ vừa uống rượu vừa hát đố nhau, cứ người này đố, người kia trả lời, những người khác có thể nghe, nhắc những không được hát trực tiếp. Chủ đề được đố nhiều hơn cả là về thời tiết, kinh nghiệm lao động sản xuất và trồng trọt. Hát đố thường hấp dẫn nhiều người bởi nội dung của các câu hát đố cũng là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết qua nhiều thế hệ, rất hữu ích cho mọi người, nhất là với thanh niên.
Sưu tầm: Lê Thu Hường
Video minh họa:
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #hatdo; #hat-do; #thuvientrochoi