Trò chơi Dệt Vải (Giùng Dằng Giục Dặc)

Trò chơi Dệt Vải (Giùng Dằng Giục Dặc)

DỆT VẢI  (GIÙNG DẰNG GIỤC DẶC)Giống như đa số những trò chơi dân gian khác, dệt vải được sản sinh trong quá trình lao động của người dân Việt Nam (sinh ra trong quá trình dệt vải). Phát triển và tồn tại qua hàng thế kỷ cùng người dân Việt, trò chơi dệt vải không chỉ thể hiện tinh thần lao động mà còn trở thành minh chứng cho nét đẹp văn hóa qua từng thời gian.Trò chơi dệt vải vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Có cách chơi gần giống “Kéo cưa lửa xẻ” Từ Nam ra Bắc, bạn có thể bắt gặp hình ảnh các bạn nhỏ chơi trò chơi này ở bất cứ đâu.

Ý Nghĩa: 

Trò chơi dạy cho trẻ em tính tập thể, cộng đồng cao trong việc phối hợp nhịp nhàng, thống nhất với các thành viên khác, giúp các bé làm quen với nhịp điệu của thơ ca dân gian và rèn luyện kĩ năng tập trung chú ý, phản xạ nhanh kết hợp với hành động chính xác… cho các bé. Kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ qua việc đọc thuộc lời đồng dao. 

Chuẩn bị:

Số lượng người chơi: 

Trò chơi dệt vải chia theo cặp, do vậy số người người chơi phải chẵn không được lẻ. Chỉ cần từ 2- 4 bạn thì có thể tổ chức trò chơi. Bên cạnh đó, dệt vải là trò chơi tập thể, nên càng đông người tham gia trò chơi càng hấp dẫn và sôi động hơn.

Không gian chơi:

Trò chơi dệt vải khá đơn giản, do vậy không gian chơi không cần quá rộng, diện tích vừa phải là thích hợp. Người quản trò (người tổ chức trò chơi) cần chú ý không gian chơi thoáng mát và đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, không nên chọn không gian chơi gầy nơi công cộng hoặc gần nơi có người sinh hoạt để tránh làm ồn.

Bài đồng dao của trò chơi:

“Dích dắc dích dắc

Khung cửi mắc vô

Xâu xo từng sợi

Chân mẹ đạp vội

Chân mẹ đạp vàng

Mặt vải mịn màng

Gánh ì gánh nặng

Đến mai trời nắng

Đem ra mà phơi

Đến mốt đẹp chơi

Đem ra may áo

Dích dắc dích dắc”

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

Các bạn đứng riêng thành các đôi và quay mặt vào nhau. 2 bàn tay úp vào nhau, đẩy từng tay, một tay co và một tay duỗi theo nhịp giống như chơi kéo cưa lừa xẻ. Vừa đẩy vừa đọc đồng dao. Phải vẩy tay hoặc chân khớp với lời của bài hát, mỗi tiếng là một nhịp vẩy.

 

 Sưu tầm: Kiều Khánh Ly

Video minh họa: 

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #detvai; #det-vai; #thuvientrochoi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *