BỊT MẮT ĐẬP NIÊU
Tên trò chơi: BỊT MẮT ĐẬP NIÊU
Thể Loại: Trò chơi dân gian.
Dân tộc/ Khu vực: Việt Nam
Mục đích, ý nghĩa:
Bịt mắt đập niêu là trò chơi đã có từ lâu đời, đây là một trò chơi dân gian nên các thành viên thi đấu hết mình mà không nặng tính ăn thua. Cũng bởi vậy mà khán giả cổ vũ ai ai cũng hào hứng, phấn khởi. Nhiều khán giả đến với lễ hội đã cùng tranh tài trong phần thi này. Với sự thể hiện nhiệt tình của mình, họ đã góp phần mang đến một bầu không khí lễ hội nhộn nhịp, vui tươi. Đây không chỉ là trò vui trong mỗi lễ hội mà đã trờ thành di sản văn hóa chứa đựng các giá trị dân gian sâu sắc.
Lịch sử:
Không biết trò bịt mắt đập niêu này có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu. Nhưng đã từ rất rất lâu Bịt mắt đập niêu đã xuất hiện trong các lễ hội như hội làng, hội đình… đến ngày nay bịt bắt đập niêu đã xuất hiện nhiều hơn và phổ biến hơn. Chúng ta có thể bắt gặp ở các hoạt động ngoại khóa ở trường học, các buổi big game, hay ở các hội thao, hội thi, những địa điểm du lịch… Nó như một nét văn hóa của người Việt Nam.
Số lượng người chơi:
Chơi bịt mắt đập niêu không giới hạn số lượng người chơi. Càng đông người tham gia, trò chơi càng hấp dẫn và trở nên thú vị hơn.
Chuẩn bị:
Dụng cụ chơi:
- Công cụ để chơi bịt mắt đập niêu ngày xưa thường là các niêu đất, còn bây giờ có thể dùng niêu đất, lợn đất, bóng nước… được treo lên ở các sợ dây hoặc các thanh sào với các độ cao tùy thuộc lứa tuổi.
- Bên cạnh đó là những chiếc gậy dài khoảng 50cm được người chơi cầm để đập vỡ niêu đất, lợn đất hay bóng nước…
- Và không thể thiếu trong trò chơi này là các dụng cụ bịt mắt như khăn, vải, đồ bịt mắt….
Không gian chơi:
Khoảng đất trống, bằng phẳng như sân nhà, sân đình, sân trường, sân vận động….
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
– Chơi mỗi đội 1 người:
+ Người chơi bị sẽ bị bịt mắt, đứng cách vị trí treo niêu vài mét cầm một chiếc gậy ngắn trên tay khoảng 50cm, tự đoán định khoảng cách và bước tới để đập vỡ cái niêu đã được treo lên cao.
+ Trong một số luật chơi trước khi bịt mắt người chơi được đi thử từ vị trí của mình đến nơi treo niêu để áng định số bước chân và chiều cao của niêu sau đó sẽ đi theo trí nhớ và “niềm tin”. Cộng vào đó là những lời chỉ dẫn của các khán giả hoặc đồng đội ở xung quanh giúp cho người chơi tìm được chính xác vị trí của niêu.
– Đội có 2 người. Cách chơi như sau:
+ Mỗi đội 1 người cõng, 1 người được cõng.
+ Người được cõng bị mắt và dùng gậy đập vào niêu.
+ Người cõng không hỗ được hỗ trợ bằng tay hoặc nói (có thể hoặc không thể) cho người được cõng.
– Quy định của trò chơi có thể theo 1 số cách như sau:
+ Người chơi hoặc đội chơi nào đập vỡ được niêu trước sẽ là đội thắng. Đối với luật chơi này sẽ tính theo thời gian và thứ tự về đích của các đội chơi để trao giải.
+ Hoặc chỉ cần người chơi và đội chơi đập được niêu sẽ nhận được phần thưởng được ghi trong mẫu giấy nhỏ trong niêu hoặc được ban tổ chứuc định sẵn. Những phần quà này sẽ khác nhau để kích thích người chơi.
+ Hoặc cũng có thể là giới hạn số lần đập niêu, nếu quá số lần quy định xem như người chơi hoặc đội chơi đó sẽ thua.
Cách chơi khác:
Hiện nay bịt mắt đập niêu được sử dụng những vật liệu khác để thay thế niêu như bóng nước hay các loại quả, trống hay lon… nhưng hình thức chơi thì tương tự với đập niêu. Khi người chơi đập được vỡ hoặc đập rơi các vật treo trên giá sẽ được những phần quà khác nhau được ban tổ chức định sẵn từ trước.
Sưu tầm: Nguyễn Thị Thái Hằng
Video minh họa: https://www.youtube.com/watch?v=W3y8DVt0Dfw
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #bitmatdapnieu; #bit-mat-dap-nieu; #thuvientrochoi