HÁT NÓI NGƯỢC
Bàn về nguồn gốc thể thơ hát nói, xưa nay các nhà nghiên cứu thường có những ý kiến khác nhau. Trong các tài liệu hiện có, đại thể chúng tôi đã tìm thấy mấy nhận định như sau:
Hát nói là biến thể của hai thể song thất và lục bát (1). Hát nói là biến thể của thể song thất lục bát và nói lối trong tuồng (2). Thể hát nói bắt nguồn từ thể nói sử (trong chèo) (3). Thể hát nói bắt nguồn từ hát dặm (4). Ở quan niệm thứ nhất, trong tài liệu đã dẫn, ông Dương Quảng Hàm không lý giải mà chỉ đưa ra một nhận xét tiên nghiệm. Nhưng chúng ta có thể thấy căn cứ mà nhà học giả họ Dương dựa vào- khi ông trình bày về bố cục, vận luật của thể thơ này- là trong bài hát nói vừa có phần mưỡu gồm các cặp lục bát, vừa có phần hát nói gồm những câu thơ 7 tiếng hoặc thất ngôn biến thể có cả vần chân và vần lưng mà khuôn hình của chúng gần giống song thất. Lại thêm, phần hát nói thỉnh thoảng có những cặp lục bát biến thể trong đó câu lục giữ nguyên dạng, câu bát có những biến đổi về vần và số tiếng.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những căn cứ đó mà cho rằng thể thơ hát nói là biến thể của lục bát và song thất thì chưa hẳn đã thuyết phục. Bởi lẽ, phần chính văn của thể thơ này là hát nói. Nhiều bài hát nói không có phần mưỡu, đặc biệt là khi hát nói được sáng tác không nhằm phục vụ cho việc hát thì hầu hết không có mưỡu. Mặt khác, nếu chỉ dựa vào khuôn hình na ná của những câu trông như lục bát biến thể thì cũng không đủ cơ sở để kết luận. Vì những câu như thế xuất hiện với tần số thấp. Trong hai trăm bài hát nói được Trần Trung Viên tuyển trong Văn đàn bảo giám thì tần suất của kiểu câu nói trên chỉ chiếm 1,6% (của 200 bài). Vả lại, lục bát biến thể ở câu bát dù kéo dài bao nhiêu tiếng đi nữa song vần lưng phải ở vị trí chẵn; trong khi đó ở số câu có khuôn hình như thế trong hát nói thì vần lưng gieo tự do, không nhất thiết phải ở vị trí số chẵn của các tiếng trong dòng. Khảo sát mô hình một bài hát nói được coi là chuẩn như Hồng hồng, tuyết tuyết của Dương Khuê, thì vần lưng nằm ở nhiều vị trí khác nhau: tiếng thứ 5 của câu thứ hai, tiếng thứ 6 của câu thứ 4, tiếng thứ 7 của câu thứ 8, tiếng thứ 8 của câu 10 (chữ in đậm là đánh dấu vần chân câu trên/vần lưng câu dưới)
Hồng hồng, tuyết tuyết
Mới ngày nào, chửa biết cái chi chi.
Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì,
Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu.
Ngã lãng du, thời quân thượng thiếu,
Quân kim hứa giá ngã thành ông.
Cười cười, nói nói sượng sùng,
Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.
Riêng một thú thanh xuân đi lại,
Luống ngây ngây, dại dại với tình.
Đàn ai một tiếng dương tranh?
Như vậy, có thể thấy rằng, việc xem thể thơ hát nói là biến thể của lục bát và song thất cũng chỉ là một nhận định có phần cảm tính.
Tương tự, ý kiến của ông Phạm Thế Ngũ cho rằng, thể thơ hát nói là biến thể của lối thơ song thất lục bát và nói lối trong tuồng cũng không không đủ sức thuyết phục. Ông lập luận về quan hệ giữa thể thơ hát nói và song thất lục bát: “ Một bài hát nói có ba khổ. Những khổ ấy đều có thể coi như biến thể của những khổ tứ cú song thất lục bát. Chúng ta có thể dễ dàng đổi mấy khổ song thất lục bát làm thành một bài hát nói. Thí dụ:
Thưở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên.
Hỏi xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Ai gây dựng cho nên nổi thiệt.
Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam tuyền mờ mịt thức mây.
Trên chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm hịch định ngày dụng võ,
Nước thanh bình ba trăm năm cũ,
Áo nhung trao quan vũ từ đây.
Sứ trời sớm giục đường mây.
Ta nhận thấy duy có các câu lục bát phải đổi chỗ số chữ bằng nhau (như trong đa số bài hát nói) và cho cách gieo vần thích hợp. Các khổ một và hai thì cũng là những khổ tứ cú như ở song thất. Duy khổ ba chỉ có ba câu, câu chót lẻ loi và chỉ có sáu chữ. Theo nhà chuyên môn thì phách bản hát nói đặt vậy, nếu bỏ câu sáu ấy đi thì lời đọc hết mà phách vẫn còn, ngược lại nếu thêm ra một chữ nữa (thành 7 chữ) thì phách hết khổ rồi mà lời văn vẫn còn thành ra dư chữ đó”(5).
Xem qua thì thấy cách luận giải trên có lý, nhưng xét kỹ thì khó lòng mà đồng thuận với tác giả. Việc cải biến một mô hình thể loại chỉ được chấp nhận như một giả thiết nghiên cứu để làm bộc lộ khả năng biến đổi của thể loại trong quá trình sinh thành. Trong khi đó, thể song thất lục bát vốn sớm ổn định về mô hình thể loại và có một cấu trúc chặt chẽ hơn cả thể lục bát. Vậy mà, ông Phạm Thế Ngũ nói một cách quả quyết “Chúng ta có thể dễ dàng đổi mấy khổ song thất lục bát làm thành một bài hát nói”. Nếu nói như ông thì có thể khẳng định khi sáng tác ca từ, người ta có thể cải biên các khúc đoạn của các khúc ngâm nổi tiếng để làm thành bài hát nói. Bởi trong hàng trăm bài ca trù chúng tôi có trong tay, không thấy bài nào có dấu vết của sự cải biên theo kiểu này. Ngay cả bản dịch Tỳ bà hành theo thể song thất lục bát của Phan Huy Vịnh cũng chỉ để nguyên dạng dùng làm ca từ cho một làn điệu khác của ca trù là ngâm thơ Tỳ bà hành. Mặt khác, xét về âm luật, câu chữ, hát nói gồm những câu dài ngắn khác nhau, không nhất định là 7 tiếng; đặc biệt, phần lớn bài hát nói đều có hai câu 5 – 6 là thơ ngũ ngôn, hoặc thất ngôn mà nhịp bao giờ cũng chẵn trước lẻ sau, nhịp 4/3. Nếu cải biến như tác giả Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, thì hai câu thơ ấy đặt ở đâu, trong khi 11 câu của bài hát nói cải biến của ông đều phân bố nhịp theo kiểu 3/4? Tuy hát nói có một số bài thiếu khổ, hoặc đủ khổ mà không có cặp câu thơ nói trên, nhưng bài cải biến này vẫn đủ khổ. Đấy là chưa nói đến một vấn đề thuộc về phương pháp là đã cải biến thì phải hợp thể, hợp thức mới có giá trị khảo chứng. Cách làm của ông Phạm Thế Ngũ không đủ sức xác tín cho độc giả.
Có lẽ thấy lập luận này không thỏa đáng, nên ông bèn đưa ra giả thuyết thứ hai là thể thơ hát nói còn là biến thể của thể nói lối trong tuồng và một số hình thức dân ca khác. Cụ thể ông viết: “Vần trong hát nói vừa là cước vận vừa là yêu vận. Yêu vận tuy hữu ích, nhưng không bó buộc, nhiều khi có thể bỏ qua. Cốt yếu là cước vận. Mà cước vận ở đây là lối vần liền cứ đôi một và gián cách trắc bằng. Chữ chót câu đầu trắc rồi từ đó xuống cứ hai chữ bằng hiệp vận lại đến hai chữ trắc hiệp vận. Lối gieo vần này xét ra đúng là vần trong vè hay nói lối. Cách nói lối này đặt câu sóng đôi và chỉ chú trọng đến cước vận, ngoài những bài vè, bài phú bình dân, còn thấy đắc dụng trong văn chương sân khấu nước ta. Trong các tuồng hát của ta, bên cạnh những điệu ngâm, vãn, có một điệu gọi là viết hay nói, hay bạch, hay nói lối. Ở điệu này, thể văn và vần gieo chính là cách nói lối. Thí dụ vài câu nói lối trong tuồng “Kim Thạch kỳ duyên”, lời của nhân vật Tiêu Hóa Long:
Đại Lư san hùng cứ nhất phương,
Ngã trại chủ Hóa Long thị dã.
(Như ta) Chiếm cứ nhất châu thiên hạ,
Tự xưng Giang hải Đại vương.
Giàn vuốt nanh chờ vận Võ Thang,
Nuôi vây cánh cướp người thương khách.
(Lâu la!) Bài khai kiếm kích,
Chỉnh túc thuyền sưu,
Truyền đoạt triệt giang đầu,
Mục đích, ý nghĩa:
– Người chơi sẽ được rèn luyện trí nhớ, sự dẻo dai và cả tinh thần đồng đội được nâng cao.
– Trò chơi giúp gắn kết mọi người với nhau hơn, hiểu được ý nghĩa cao đẹp của tình đồng đội và đồng thời thách thức khả năng ngôn ngữ của từng người.
Chuẩn bị:
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
Người chơi xếp thành vòng tròn
– Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
– Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
– Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
– Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
Bạn có thể chơi theo cách này:
– Chơi theo cặp
– Thay vì làm ngược lại hành động được nêu trong mệnh lệnh, người chơi có thể làm những hành động đó lên bạn cùng cặp với mình
– Ví dụ: quản trò hô: “Nhìn nhau” thì hai người chơi sẽ phải quay mặt đi và không được nhìn nhau
Sưu tầm: Vũ Minh Huyền
Video minh họa:
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #hatnoinguoc; #hat-noi-nguoc; #thuvientrochoi